Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 9 : NGÀY THỨ NHẤT – KHÓA SỐNG CHUNG SAPA

BuổI sáng thiền xong, tôi bước ra ban công, Sapa vẫn còn chìm trong màn sương mờ mờ. Xa xa một ngọn núi nhô đỉnh nhọn in hình lên màn trờI. Một vầng khói trắng như dãi khăn voan, choàng hờ hững trên cổ một thiếu nữ vừa bước vào tuổI xuân thì. Tôi quay nhìn khắp lượt. Sapa được nâng niu vòng quanh bởI các ngọn núi màu xanh đen ẩn hiện mơ màng. Là một thành phố núi nên hơi thở Sapa mươn mướt sương. Trong gió thoảng mùi hương hoa nhè nhẹ. Không khí thơm tho mùi cỏ đất, mùi hoa cảI lấm tấm vàng rực bên cạnh lốI đi. Sân nhà, lề đường, khung viên vườn tược đều rực vàng hoa cải. Dân chúng thực dụng đến tằn tiện từng xẻo đất nhỏ. Mặt trờI cố len mình qua những áng mây. Đã thấy lấp lánh vài sợI tơ vàng li ti chiếu thẳng vào phòng. Không gian tĩnh mịch. Thỉnh thoảng một chiếc xe Honda phóng nhanh vụt qua leo con dốc. Tôi nhìn xuống sân đã thấy các bạn ngồI từng nhóm nhỏ uống trà. Khách sạn nằm lưng chừng con dốc. Nhà cửa dân cư thưa thớt. Xa tít dướI kia là phố chợ có lẽ đông dân hơn. Sự yên tịnh rất thích hợp cho ngườI tu thiền. Thay đồ xong, tôi bước xuống lần ra cửa chánh. Sân thật rộng, chiếc xe đò đậu chỉ chiếm phân nửa một bên sân. Cổng rào bằng sắt kiên cố cao cũng trên 2 thước, có chạm trổ hoa văn. Kiến trúc thật giống cái nhà thờ. Hai ngọn tháp cao sừng sửng màu đỏ sậm giống như 2 cái tháp chuông. Xin nhiều chuyện một chút, kinh doanh mà cất giống như nhà thờ thì chỉ có nước để dành cho bổn đạo đến đọc kinh. Mà thiền hay đọc kinh thì không té ra tiền. Một năm hay nhiều năm, quý lắm mớI có được một đoàn cư sĩ như chúng tôi ghé qua. Nghe đâu khách sạn đã đóng cửa rất lâu. Các bạn đã xuống đông, ngồI vào các dãy bàn đặt sẳn ở sân để dùng điểm tâm. Nắng đã đổ tràn ngập sân. Tôi tìm một chổ khuất tránh nắng, vô tình ngồI chung bàn vớI các bạn miền Bắc. Họ có vẻ e ngạI ngườI lạ, không giống các bạn miền Nam, rất xông xáo bạo dạn. Hai tính chất khác nhau phân biệt rỏ nét đặc sắc của hai miền.

Đúng 8 giờ 45 sáng thứ bảy 22 tháng 3, chúng tôi đã khai mạc khóa sống chung Sapa năm 2008. Các bạn niệm phật 15 phút cầu nguyện cho Đức Thầy được phục hồI sức khoẻ, thân tâm thường lạc.
Đầu tiên GT giớI thiệu bạn đạo khắp nơi. Danh sách hiện diện, miền Nam có 32 bạn như sau: 7 Tiền Giang, 2 Bến Tre, 7 Sài Gòn, 8 Bình Dương, 3 Biên Hòa, 1 Sóc Trăng. Miền Trung có 6 bạn: 3 Quảng Nam, 1 Đà Nẳng, 2 Huế. Miền Bắc có 26 bạn: 2 Thanh Hóa, 1 Hà Tây, 20 Hà NộI, 1 Thái Bình, 1 Lào Cai. Hải ngoạI có 4 bạn: 1 Canada, 1 Úc Châu và 2 Đan Mạch. Tổng cộng hiện diện 68 bạn.

Phòng sinh hoạt là sảnh đường vừa vặn cho 68 ghế ngồi. Tôi khen ban tổ chức khéo tìm, khéo sắp đặt. Các bạn đã trang trí gần giống như một đaị hội hải ngoạI thu nhỏ. Sân khấu sáng hẳn lên vớI tấm phông màu xanh nước biển trên có một cành đào lả ngọn chào đón Xuân sang. Một bình hoa loa kèn trắng đặt kề một mâm ngủ quả. NgườI phát biểu đứng trên một cái bục cao có tủ để micro. Sát bên phía trái cuốI phòng là nhà bếp, toilet. Giàn máy amply, loa để phía phảI, trên một cái quầy trước kia là một cái bar rượu, giờ chỉ để ly tách uống nước.

Rất may mắn đoàn đi kỳ này có anh T, một camera tập sự nhưng rất nghề. Anh Q thầy sửa lưng và anh T là hai ngườI bạn đã ghi danh muộn màng nhưng lạI đặng duyên. Giờ chót có hai bạn vì lý do bận bịu gia đình đã hồI chổ. Nếu không chúng tôi làm sao có được những cuốn phim ghi lạI một đoạn đường du hành giá trị. Ban tổ chức khóa không kịp lo phần quan trọng này. Thiếu chút nữa thì tiếc lắm.

Cô VA mờI bạn T-X-Ư lên phát biểu đầu tiên. Anh trước kia đã tốt nghiệp trường Đại Học An Ninh và đã có trên 10 năm phục vụ trong ngành Công An. Cuộc đờI anh đã là một chứng nhân, gặp phảI quá nhiều cảnh chén ép bất công giữa con ngườI vớI con người. Không chịu nổI sự dằn vặt tâm lý. Hơn nữa thân lạI mang nhiều chứng bịnh chữa chạy không khỏi. Anh gặp được pháp thiền Vô Vi, nắm lấy như một cái phao hy vọng sẽ giải được tâm và cứu được thân. Ngày hôm nay anh hiện diện nơi đây vớI tất cả sự vui mừng và lòng thành ước nguyện sẽ học được những điều hay từ các bạn.

NgườI thứ hai được mờI lên là tôi. Tôi chia sẻ vớI các bạn về kinh nghiệm cuộc đờI mà tôi đã trảI qua. Sở dĩ tôi có được cái thảnh thơi ngày hôm nay, tâm thức chấp nhận được những biến động của cuộc đờI, xem mọI sự nhẹ nhàng, trân quý tất cả những gì mình có được, hoàn toàn là do tôi tập tành thiền định.

Ngày xưa lúc tuổI còn rất nhỏ, tôi có cơ may bị sự thúc ép của ngườI bà phảI đến vớI tâm linh. Chuyện đờI thì chưa biết mà chuyện đạo lạI quấn quanh đầu óc. Cuộc sống của một đứa trẻ có lẽ do nhiều kiếp sinh thành đã đa mang thần tính nên tôi đã sớm phát hiện ra mình không thích hợp vớI đường lốI giảng dạy của đạo nhà thờ. ThờI gian trôi, tính ương ngạnh quật khởI của tôi cũng lớn dần. Tôi không cam chịu những gì mà các Linh Mục và NộI tôi truyền tụng. Tôi đã tìm và đã gặp pháp Vô Vi. Từ đó đến nay, tôi thật sự đã quên đi quá khứ. Cái quá khứ trộn lẫn nhiều nan đề giữa đạo và đời. Là ngườI Việt Nam, trảI qua cuộc chiến tranh ý thức hệ để phải chứng kiến nhiều thảm cảnh nồI da xáo thịt đau lòng. Nếu tôi không quên được quá khứ, chắc tôi cũng sẽ bị tâm thần chứ chẳng chơi. Chẵng những quên được mà còn sống vui nữa. Thiền là một phương thuốc chữa lành tất cả căn bịnh tâm trí. Cao hơn nữa, thiền sẽ đưa con ngườI đến những lãnh vực siêu nhiên. Ai muốn giảI thoát. Ai cầu giác ngộ hay muốn tìm kiếm Thượng Đế. PhảI bắt đầu bằng thiền. Thiền sẽ đáp ứng tất cả. Thiền chỉ cho ta tìm được chính mình. Tìm được ta, hiểu được ta là tìm được, hiểu được Thượng Đế.

Kế đến là anh Đ. Anh bị bịnh nhức đầu triền miên nhờ pháp soi hồn đã bớt căn bịnh. Đến anh S ngườI Quảng Nam. Tôi đã phảI dùng trái tim để nghe anh nói, chứ nghe bằng lổ tai coi như thua. Nhờ hành pháp, anh chẳng những đã vượt qua được những lờI chữI mắng đay nghiến của vợ mà còn rất an vui. Nhìn anh nói, cái tay anh quơ quơ trong không khí, mắt anh cườI, tôi thấy cả một niềm vui bừng bừng như mầm xanh cây cảI của Sapa.

Tiếp đến là anh HN, một hoạ sỹ. Tiếc quá, khi ngồI ở hộI trường tôi nghe anh nói rất rỏ. Khi về mở băng để viết lạI, tiếng ồn lớn quá át cả tiếng của anh. Tâm hồn anh ẩn tàng một thúc dục mãnh liệt khiến anh từ chốI quyền lực cũng như tiền tài trong quá khứ. Sau này khi gặp được pháp Vô Vi, thiền định đã gieo nguồn sống mớI vào tâm hồn anh. Trầm tĩnh, thư thả, anh N có dáng dấp trộn lẫn giữa một thiền sư và một học giả.

Cô Đ bà xả của anh VH lạI ngâm thơ phục vụ bạn đạo. Bác Tám Â, Dĩ An lạI lên nói pháp. Dài quá. LạI bị yêu cầu hát thay cho nói. Bác T bị yêu cầu. Còn các bạn bị nghe. Thiệt là vui. Trong một nhóm hay đoàn thể, đôi khi toàn hảo quá lạI không tìm ra cảm hứng. PhảI có lẫn lộn gạo nếp thế mà vui.

BuổI sáng qua mau, đến giờ thiền chung. Chúng tôi kẻ ngồI trên ghế, ngườI ngồI dưới đất. Sau giờ độ tâm là đến giờ độ thân. Bếp chánh là VH. Ngoài các chị miền Bắc, đặc biệt có hai ngườI phảI kể: Chị M Lào Cay và chị Sáu Bình Dương không thiếu mặt bữa nào trong nhà bếp. Sapa có một loạI cảI xanh cọng mập tròn no nê phân nước. Nhìn là muốn ăn, vị đặc biệt rất ngon. Trước khi đi tôi đã nghe các bạn quảng cáo nhiều mà giờ được nhấm nháp, sự thú vị càng tăng thêm.

Nói đến ăn là tôi không dừng được lý sự. Những ngườI ăn theo cách dưỡng sinh như chúng tôi khi phảI đi xa thật khổ vô cùng. Lần đi Đaị HộI Thái Lan năm 96, tôi và các bạn chạy vòng hết một khu phố của Bangkog vẫn không tìm ra một quán ăn chay. CuốI cùng phảI ngồI trên lề đường nơi cái xe hủ tiếu dạo, kêu một dĩa hủ tiếu xào rau không thịt. Khách không biết tiếng Thái, chủ bán không biết tiếng Anh, cuốI cùng phảI ra dấu. Chỉ mấy bó cảI, chai nước tương, hủ dầu. Xong rồI còn phảI chấp hai tay lạy lạy, ý nói là đệ tữ của Phật không thích ăn thịt. Xong một buổI trưa rồI đến buổI chiều. PhảI mua khoai lang, khoai mì, bắp luộc, chuốI chiên, mì gói để qua bữa. Lúc sau này ĐạI HộI Vô Vi Quốc Tế mấy kỳ liên tiếp không bao ăn là một trở ngạI, theo tôi rất lớn cho bạn đạo. Không gì tiện dụng đỡ mất thờI gian hơn, khi vừa ra khỏI phòng sinh hoạt là đến phòng ăn sát bên trong một khách sạn. Dĩ nhiên là mắc mỏ. Nhưng đã đi được là nhắm phảI hao tốn. Còn hơn là phảI chạy lòng vòng, tốn thờI gian lạI kiếm không ra thức ăn. Các bạn ăn tự do dể hơn chúng tôi nhiều. Có thể ăn đâu cũng được. Và ăn bất cứ thứ nào cũng chẳng sao. Kỳ đi Singapore thăm Thầy năm 2004, ở phòng kế bên toàn là sư huynh sư tỹ, tôi nghe các bạn đi ăn về khen “không ngờ thịt cá sấu ngon quá”. Thật ra ngườI quen ăn chay là đường tu đã có nhiều nổ lực cố gắng. Không phảI một ngày một bữa mà có thể bỏ tất cả thói quen ăn uống từ lúc sơ sinh. Cho nên tâm thức của ngườI ăn chay vì tâm linh nhiều ít cũng từ bi hơn ngườI tu mà còn ăn mặn. Những chuyện chay mặn, ăn rau, ăn thịt, những vị liên quan về sức khỏe đã nghiên cứu và đã viết rất nhiều sách. Học vấn tôi trung bình không dám lạm bàn. Có điều thật đáng tiếc, tôi thỉnh thoảng được nghe ngườI ăn thịt hay nhạo báng chúng tôi: Đã ăn chay mà còn đặt tên thức ăn giống y ăn mặn, nghe chướng quá, thèm quá thì cứ bỏ chay ai làm gì được mình. Sự thật không phảI vậy. Bạn thiền đúng một thờI gian, bạn không ăn thịt được. Không biết tạI sao. Kết quả này hầu như chiếm 90 phần trăm. Hay vì chúng tôi đã quen từ nhiều kiếp. Cái này cũng không chắc chắn. Vì có ai biết được kiếp trước của mình hay của ngườI để mà làm chứng nhân. Sở dĩ đặt tên món ăn là để phân biệt cách nấu. Các bạn ăn thịt có nhiều món, chúng tôi cũng đâu chịu thua. Nhiều khi chúng tôi nấu chay còn hấp dẫn hơn. Ăn chay ăn mặn đều không liên quan gì đến hành trình nộI tại. Nhiều ngườI ăn thịt mà tâm vẫn từ bi, làm từ thiện nhiều như các nhà hảo tâm ở Tây Phương. Họ có biết chay lạt là gì. Sở dĩ tôi dài dòng văn tự như vậy vì muốn mượn những dòng chữ này cám ơn ban tổ chức khóa sống chung Sapa. Cám ơn luôn các bạn miền Bắc. Tôi đã cảm nhận được tấm tình chân thật ấm áp mà trước khi đi tôi vẫn còn hồ nghi. Không biết các bạn như thế nào? Có khác vớI chúng tôi không? Có quá nhiều phân cách không? Giờ, qua những tô cơm nóng hổI, những đĩa rau cảI xào xanh đậm mắt nhìn, những tô cháo còn nghi ngút khói, những ly trà nóng xua được cái giá lạnh của mùa đông. Tôi đã xóa được cái dè dặt, cái khoảng cách trong lòng để buổI sáng hôm sau, tôi đã giao tiếp thật thân mật, thật vui vẻ vớI tất cả.

Dùng bữa trưa xong, ban tổ chức đưa chúng tôi đến thăm một nhà nghỉ của cơ quan, khuôn viên rất rộng. Nằm trên vùng cao nhìn xuống thung lũng, nhà nghỉ cất riêng từng phòng ngủ như một cái nhà nhỏ, trong có bếp, phòng khách, phòng ăn, toilet. Đẹp và lịch sự. Sảnh đường chưng những chậu phong lan thật lớn, chi chit bông. Dọc đường đến đây, tôi thấy Sapa chỉ có hai loạI hoa: Loa kèn trắng và phong lan màu dưa cải. Lan là giống hoa thuộc dòng vương giả của sơn lâm. Dù trốn kỹ chốn rừng sâu hóc núi cũng bị ngườI ta lôi ra thị thành, tô điểm cho đờI thêm hương sắc. LoạI lan màu này trông giống như dãi khăn quấn đầu của hoàng hậu Châu Phi. Loa kèn rất dể trồng, lên mạnh như cỏ không cần nhiều chăm bón. RảI rác xung quanh nhà nghỉ những cây mận còn sót lạI vài cánh hoa trăng trắng như cánh bướm. Một vài cành đào điểm hoa hồng phơn phớt. Gió nhẹ qua cánh rụng lả tả. Mặt trờI ửng dạng rọI ánh sáng trong vắt. Cả một vùng không gian yên bình vắng hẳn tiếng chim. Chỉ có tiếng vi vu của gió. Đứng trên cao nhìn bao quát cảnh Sapa, đẹp không thể diển tả. Xa xa những thửa ruộng hình trôn ốc, bờ cong cong như những đường viền cổ áo thêu, nằm xếp lớp ngay ngắn từng bực từng bực đổ mút xuống lũng sâu. Không một bóng người. Thiên nhiên qua cuộc sống, con ngườI đã vẽ nên những bức tranh tuyệt kỹ. Sương vờn quanh đầu núi, quét ngọn những vệt dài. Núi càng cao nổ lực của con ngườI càng tinh luyện. NgườI Sapa đã vượt qua được sơn lam chướng khí, đã thật sự biến sỏI đá thành cơm và đã sống đờI sống hoang dã của con thú giữa rừng. Lòng tôi bồI hồI một cảm xúc khó tả. Tôi đứng dướI cộI cây đào già nhìn xuống thung lũng ngoài xa kia, nghĩ đến những nhọc nhằn cơm áo, những tấm lưng trần một đờI chỉ biết cúi gập. Nếu nhìn lên là chỉ trông chờ thờI tiết nắng mưa. NgườI có công thì không biết hưởng. Kẻ vô tình được hưởng như không. Ai đó đã thốt lên câu nói, “no ấm mớI nói chuyện văn chương”. Cho tôi xin thêm ít lờI “dư dả dễ nghĩ chuyện tu hành”, đói nghèo thiếu thốn thì mở mắt là chạy ăn mà nhắm mắt cũng chỉ nghĩ đến ăn. Tâm linh, thượng đế hay chúa bà đều phảI nhường bước.

Bạn GT cho biết đáng lẽ ban tổ chức thuê chổ này cho Khóa Sống Chung. Nhưng họ chưa sửa xong cái phòng hộI họp, chúng ta sẽ không có chổ sinh hoạt và thiền chung. Tiếc quá. Bà con nhao nhao yêu cầu nếu có lần sau đến Sapa nên tổ chức ở đây. Sau đó ban tổ chức giớI thiệu chúng tôi ngoạn cảnh núi Hàm Rồng. Xe đổ chúng tôi xuống ngay khu chợ. Sapa là vùng cao, đất của dân tộc thiểu số. Họ cũng là ngườI Việt Nam nhưng lốI sống, ăn mặc, tiếng nói đều khác xa. Ngay đêm nay, tạI đây sẽ có chợ nhóm, gọI là Chợ Tình. Cái tên thật là lãng mạn gợI tính tò mò. Ai đặt ra cái tên này? Chợ sẽ mua bán tình yêu? Tình yêu làm sao mua bán? Cho, nhiều khi còn không ai biết nhận huống gì rao bán. Tôi đoán có lẽ một tay mánh mun nào đó, mua bán ế ẩm đã thổI phồng lên khu chợ của ngườI dân tộc, là Chợ Tình, để rủ rê khách nhàn du. Chứ chẳng có gì để coi. Còn mua tình, bán tình, ngườI ta tìm chổ khác, ai lạI bày biện ra giữa chợ.

Mua vé xong, chúng tôi bắt đầu leo núi. Dọc theo các bậc thang có các hàng bán trà, thuốc dân tộc. Họ pha sẳn những bình trà nghe nói ngon hảo hạng để mờI du khách nhấm thử. Ai đi qua cũng bị kéo dừng chân để uống trà. Bác Lẹng và Ý hai leo hết các bực thang đầu tiên thì hết xí quách, hai bà đến ngồI đợI các bạn ở ngôi nhà nghỉ có vườn phong lan. Tôi tiếp tục leo thêm chừng hơn 200 bậc nữa thì đến một hành lang nhìn xuống toàn cảnh Sapa. Đang đứng giữa chừng mưa tự nhiên rơi. Tôi chạy trở xuống một khoảng đất bằng có một quán bán nước để đụt mưa. TrờI lạnh căm căm, càng lên cao hơi gió càng thổI buốt. NgườI dân tộc, họ mặc quần áo màu mè sặc sở, bày hàng dọc theo lốI đi, bán những cái nón, khăn choàng, bao tay, dệt bằng thổ cẩm. Tôi không hiểu nghĩa chữ thổ cẩm, nghe thiên hạ nói mình nói theo. Cùng là ngườI VN mà sao cách xa quá. TrờI lạnh, gió thổI ào ào, thỉnh thoảng mưa rơi lất phất mà họ chỉ vận phong phanh một bộ đồ mỏng tanh chịu sao thấu. Họ đã quen? Cũng chưa hẳn đúng. Vì mớI hôm trước tôi xem báo thấy nhà nước kêu gọI ngườI hảo tâm quyên góp áo quần cho họ vì thờI tiết rét đậm một cách bất thường. Trâu bò, ngườI già, em bé chết nhiều lắm. Bên trái đường có một nhà sàn, nhạc trổI rầm rầm như ở mấy cái buôn sóc trong phim chiến tranh VN. Leo đến đây cở sức của tôi nghỉ một chút có thể lên tớI đỉnh. Nhưng tôi đã lầm, cứ tưởng cái hành lang chìa ra giữa trờI đó đã là điểm chót, nên tôi quay xuống. Nhiều khi chủ quan cứ tưởng là mình hạng nhất nhưng sự thật còn xa lắm.

Trên đường đi xuống, ngang qua các hàng bán thuốc dân tộc, chủ quán ra giữa đuờng chèo kéo du khách. Chúng tôi ghé vào một quán có cô chủ trẻ mặt mày hiền lành rất dể thương. Họ mờI chúng tôi dùng loạI trà hảo hạng, đặc biệt chỉ có ở Sapa. Các bạn xuống sau nhìn thấy chúng tôi liền hè nhau vô chung một chổ, khiến bà chủ quán kế bên đùng đùng mắng mỏ: Không định mua hàng ở đây thì hồI nảy đây mờI trà, đó đừng nhấm. Trà thì uống của đây mà mua hàng thì đi chổ khác, thiệt là xui gặp cái thứ gì đâu. Sợ quá, chúng tôi cầm mấy cái bịch hàng rủ nhau vừa chạy vừa cườI như con nít chơi trò đuổI bắt. BuổI chiều leo núi Hàm Rồng thiệt phí thờI gian, phí công sức mà chẳng mở được tầm mắt. Leo núi thì phảI dành cho mấy tay vận động viên chánh hiệu. Đàng này chúng tôi hoặc nhiều ngườI du lịch thiệt là khổ sở. Thay vì leo núi, lần sau nếu có đi Sapa nữa, nên đi xem cái thác nước chắc chắn đẹp và khoẻ hơn nhiều.

BuổI tối, cô VA đã đọc những câu hỏI trong LED hàng tuần và mờI các bạn tự nguyện trả lời. Cũng sôi nổI lắm. Tùy trình độ, tùy tâm thức, nhưng hầu như hiếm gặp được một câu trả lờI theo trảI nghiệm riêng của hành giả. Phần đông các bạn hình như chỉ lập lạI lờI Thầy. Đó là thói quen lườI suy nghĩ, hoặc suy nghĩ lệch lạc, sợ nói thật ý mình thì xúc phạm ông Thầy. Ngay lúc đầu, Ông Tư và Ông Tám đều khuyến khích bạn đạo nên nghiên cứu, thực hành và trình bày cái trảI nghiệm thu được của mình. Đừng nhắm mắt nghe theo lờI của hai vị một cách vô tộI vạ. Nhưng đâu có ai nghe.
TốI lạI các bạn quay quần cho anh Q sửa lưng. Đã gần 20 năm anh Q mớI được dịp cống hiến như vậy. Theo lờI anh nói, anh đã xuống núi lâu rồI, giờ lên núi trở lạI không ngờ đắt show quá. Ban tổ chức muốn tổ chức thiền chung giờ tý, nhưng khí hậu miền núi đêm xuống lạnh cắt da nên bạn đạo được tự do ngồI trong phòng. Cảm động nhất là anh T Bến Tre, cứ đến trước giờ tý chừng 5 phút là anh đi gỏ cửa từ phòng, kêu anh em thức dậy. Anh tự nguyện làm việc này đã 3 mùa sống chung. Giống như Ông Từ giữ nhà thờ, sáng sớm leo lên gác chuông dựt chuông liên hồi kêu gọI giáo dân đi lễ misa. Lúc tôi còn trong tuổI mê ăn mê ngủ, tôi ghét tiếng chuông nhà thờ nên ghét luôn Ông Từ giữ cửa. Thường thì đến giờ ngườI ta dự lễ, Ông lạI đi vòng vòng nhà thờ để rình bắt chúng tôi đang nhảy cò cò ở núi Đức Mẹ hay đang nằm ngủ gục trên ghế quỳ. Không có buổI lễ nào Ông dự trọn vẹn. Lúc đó tôi nói vớI lũ bạn, tao chắc chắn Ổng không được lên thiên đàng. Ổng cứ theo bắt đám con nít như tụI mình hoài, nếu Ổng lên thiên đàng thì còn ai làm việc này nữa, đáng đờI Ổng.

Không có nhận xét nào: