Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 4 : PHỐ CỔ HỘI AN

RờI quán ăn, chúng tôi đến phố cổ để tham quan các di tích. Sau khi mua vé, chúng tôi lần theo đường nhỏ dẫn vào khu phố. Hai bên đường các cửa tiệm bán áo quần bày la liệt y phục Tây Phương. Tranh vẽ, sơn mài, vật dụng mỹ thuật làm bằng tay được bày bán tràn lan trên lề. Cô hướng dẩn hốI chúng tôi đi nhanh để xem kịp khoản 5 di tích trước khi đóng cửa. Đầu tiên là cái nhà của một gia tộc ngườI Tàu đã đến lập nghiệp đầu tiên ở HộI An. Nhà cất bằng cây đặc biệt màu đen có thêm cái gác lững vớI lốI kiến trúc rườm rà, không gian vì vậy nhỏ hẹp mắt nhìn. Trên tường có những khung thư pháp viết chữ Tàu. Bộ bàn ghế, cột kèo đều chạm hoa văn uốn lượn rất tĩ mĩ. Du khách ngoạI quốc có phần đông hơn ngườI Việt. Cái cầu thang lúc lắc quặn mình kêu lớn tiếng vì những bước chân dồn dập của khách tham quan. Tầng dướI chấm dứt vớI cái phòng bán quần áo ngủ may bằng lụa nỗI tiếng của VN. Có thêm tranh thêu tay, đẹp, công phu tinh xảo. Tầng trên bán đồ mỹ thuật bằng gổ màu đen và bằng đá đủ màu. Cô hướng dẫn mờI chúng tôi dùng trà trong những cái chung nhỏ xíu. Ngoài trờI nóng, vô nhà hơi nóng cộng thêm hơi ngườI càng bốc lên dữ dộI. Lý ra ban quản lý di tích nên để nhiều bình nước đá lạnh cho du khách được uống tự do tốt hơn. Chứ cái chung trà nhỏ xíu ghi dấu ấn cổ xưa không nói thêm được điều gì. Tiếng chân ngườI rầm rập, Tiếng nói chuyện ồn ào làm náo động thần kinh. Cảm giác ngột ngạt đẩy tôi đi nhanh ra đường. Các bạn say mê chụp hình trước cái Chùa Cầu.

Chùa do ngườI Nhật xây cất trên một cái cầu bắc ngang con rạch. Chùa ở đây hầu như không thờ phật mà chỉ thờ thần. Hôm đó du khách Nhật chiếm phần đông, xí xô xí xào vớI đầy vẻ tự hào. Họ ghé đây chụp hình lưu lạI một kỹ niệm của tổ tiên, những ngườI vượt gian nan đi khai phá vùng đất lạ, hoặc đã là những kẻ xâm lăng dành đất của các giống dân hiền hòa. Chỉ đi vài bước trên một cây cầu gổ, giữa có bàn thờ của vị thần trấn chùa mà ngành quảng cáo du lịch tô huyền thoạI kỳ bí đến nức lòng khách lãng du.

Qua khỏI Chùa Cầu, rẻ bên mặt là nhánh của con sông Thu Bồn, bờ đã được kè xi măng sạch sẻ. DướI sông vắng vẻ những con thuyền, nước trôi lờ đờ buồn tênh. Khúc sông này có lẽ chỉ dành làm nơi trình diễn hộI hoa đăng mỗI khi đến dịp lễ hộI đặc biệt của địa phương. Dọc theo đường những dảy nhà gổ củ kỷ vớI mái ngói âm dương, có cái đã bị phủ rêu, cửa ngỏ hẹp té nằm sát khít khao. Phần nhiều đã biến thành quán ăn, nhà hàng ngoạI quốc. Tây Tàu Úc Âu có đủ. HộI An khi xưa là một bến sông nơi các ghe thương hồ giao dịch mua bán. Phố chỉ vỏn vẹn một con đường sát sông chạy thẳng. Ngoài công phu chạm trổ cửa cổng, vòm cửa, đặc biệt tất cả nhà đều dán những miếng giấy chữ tàu màu đỏ như để đuổI tà. Nhìn là biết ngay xóm làng của mấy chú Ba. Chuyện đờI đã thay đổI mà lòng ngườI càng thay đổI nhiều hơn. Thế giớI đang sống trong những ngôi nhà kiến trúc tân kỳ tiện nghi tuyệt kỹ, thì lạI thấy lạ và quý những công trình cổ xưa. Việt Nam là một trong những nước nghèo, chậm tiến nhất thế giớI nhưng muốn tìm một căn nhà cây vách ván, mái ngói âm dương thật không biết tìm đâu ra. Ở xứ nhiệt đớI nóng bức quanh năm, loạI nhà này thật rất thích hợp về mùa hạ, cái nóng bị đẩy lui khá nhiều. NgườI Việt mình rất giỏI tài bắt chước. Họ đã copy toàn bộ chất lượng, hình thức, màu mè những cái nhà gổ của HộI An đem đi khắp tứ xứ để làm quán cà phê. Năm trước trong dịp đi Đà Lạt, tôi đã vào một quán cà phê hạng cao cấp. MỗI không gian là một cái nhà nhỏ HộI An được sao y bản chánh. Bộ đồ trà, ly tách cà phê, ghế ngồI, tất thảy đều lấy kiểu HộI An. Con tôi cho biết: Mẹ khỏI đi HộI An, đến đây là Mẹ đã nhìn thấy HộI An rồi. NộI BD tỉnh tôi đã có 2 quán cá phê nỗI tiếng, trang trí xây dựng y chang.

Ngôi nhà cổ thứ hai được giớI thiệu lớn, thoáng hơn, hình như là một cái rạp hát. Ngay gian đầu có một cái bệ thấp dùng làm sân khấu. Một tháng hay một tuần? sẽ có trình diển ca kịch theo lốI cổ? Nhà có 3 gian hàng. Một, bán những hình tượng làm bằng rể cây tre, đẹp, lạ. Nhưng đơn sơ lắm. Kế đến là gian hàng bán đèn lồng giống y đèn ở Chợ Lớn, nhưng có lẽ chất lượng hơn. Thêm hai cái kệ bán tượng phật, các con thú bằng đá. Những món hàng này chúng ta có thể thấy tràn lan ở những gian hàng bán đồ Mỹ Thuật ở miền Nam. CuốI nhà là một cái phòng nhỏ bày bán đồ trang sức ngọc, cẩm thạch. Chúng tôi đi không đúng mùa lễ hộI nên không nhìn thấy được cái độc đáo đặc biệt của HộI An. Ngược lạI còn phảI chứng kiến cảnh đường sá bị đào xớI lật tung lên. Đất đá, ống cống bày biện ngỗn ngang. Nước đất hòa lẫn nhão nhẹt, trây trét tràn ngập lề đường đến không còn chổ bước. Có lẽ họ đang chỉnh trang lạI thành phố để bảo tồn hay để tổ chức một lễ hộI đặc biệt. Miền Trung trong đó có phố cổ HộI An nằm sát sông Thu Bồn, mỗI năm bảo lụt hay về thăm viếng. Cứ vậy mà đường sá, nhà cổ đều theo con nước mà lần hồI xiêu đổ hoang tàn.

Tiếp theo, Cô hướng dẫn đưa chúng tôi vào một ngôi chùa cổ của bang Triều Châu. Qua hết cái sân có hai ba cây sứ trắng, bước lên bậc thềm là chánh điện. Đứng tạI đây nhìn một cái đã thấy hết ngôi chùa. Không còn chổ nào để tiếp bước. Cô hướng dẫn bắt đầu nói về lịch sữ của ngôi chùa. Các bạn mãi mê chụp hình. Nhìn đi nhìn lạI chỉ có mấy que. Đã không ai tò mò muốn biết nguồn gốc xây dựng hay tên tộc của ngườI chủ chùa năm xưa. Cô hướng dẫn mờI, các bác lên chánh điện thắp nhang… để xin xâm. Không ai nhúc nhích. Cô đang gặp đệ tử chánh hiệu của Phật. Mấy cái trò mê tín vớ vẫn này không có trong tư tưởng chúng tôi. Nói vậy chứ trước khi bỏ ra ngoài, tôi nhác thấy có vài bạn cũng đã bước lên.

Đi bộ một dọc dài nữa, nhìn cho hết những ngôi nhà củ kỹ có dây leo phủ từ trên mái xuống đến mặt đường. Nhìn những bộ quần áo thờI trang màu sắc lòe loẹt nằm chen chúc trong những ngôi nhà, tôi cảm giác như bị rớt mất một vật trân quý. Thế giớI đã thay đổI quá xa mà Việt Nam vẫn chưa thoát được cảnh nghèo. Nên trước một di tích cổ quý báu như vậy ngườI ta vẫn đành lòng để xen vô sinh kế. Trước khi đến HộI An, trí tưởng tượng của tôi cứ mơ màng dòng sông Thu Bồn lơ lững những chiếc xuồng ba lá mỏng manh, đậu hững hờ lắc lư theo gió. Sân trước trồng cau, sân sau trồng dừa. Nhà ngói phảI ba gian hai chái lợp ngói âm dương. Và tất cả những sinh hoạt của thờI xa xưa sẽ được tái thể hiện như nguyên bản. Tôi lầm, vì đây là Phố Cổ của ngườI Tàu tha hương đến VN lập nghiệp. Tất cả nhà cửa trang trí, chùa chiền đều rập khuôn Trung Quốc. Dân Việt mình đã bị Tàu đô hộ cả ngàn năm, sót lạI chút di tích ngoạI lai cũng là điều hẳn nhiên.

Ngang qua cái chùa của bang Quảng Đông, cô hướng dẫn mờI chúng tôi vào nhưng không ai hưởng ứng. MọI ngườI đi bộ nãy giờ đã thấm mệt, tỏ ý muốn về cho mau. Chương trình đi thăm phố cổ chấm dứt không để lại một dư âm kỳ thú nào, ngược lạI tâm tư tôi lạI thêm nhiều xốn xang không nói được thành lời. Cảm giác y như nhìn thấy một bà xẩm già lưng còng vì năm tháng, lạI sinh hoạt trong một gian hàng quần áo thờI trang, thật chẳng xứng chút nào. Du khách đến đây họ sẽ nghĩ gì? HộI An chỉ còn cái tên kêu, hồn đã xuôi ngược phương nào? Một vùng đất của VN mà không phảI VN.

RờI Phố Cổ, chúng tôi đến Chùa Nam Tông để dùng cơm chiều. Anh S bạn đạo mớI, ngườI chăm lo quản lý chùa, di sản của ngườI Ông cũng là Hòa Thượng trụ trì. Chùa đã gần như đổ nát. Không có tăng sĩ nhiệm tu. Có mấy ngườI làm công quả, ngày rằm, ngày lễ họ đến để nhang đèn cúng kiến. Bửa cơm chiều hôm may là do chị S và bà con xa gần phụ giúp. Tôi ghi nhận tấm tình của bạn đạo cũng như các chị em Quảng Nam thật chân chất. Chân chất như cây lúa ngàn đờI chung thủy vớI nông dân, những ngườI ngữa mặt lên ngó trờI, cúi xuống chỉ thấy đất. Các bạn hưởng ứng nhiệt tình vớI dĩa gỏI bắp chuốI, món rau xào, canh kiễm nước cốt dừa, xà lách trộn dấm. Ăn xong trờI chạng vạng tối. Chúng tôi ngồI quay quần trước cửa chùa chuyện trò vui vẻ. BuổI sinh hoạt chánh thức dành cho buổI sáng mai.

Sáng hôm sau chúng tôi dùng điểm tâm tạI chùa Nam Tông. Phần cơm buổI trưa mang theo, chúng tôi đã nhờ chị S và các bạn lo dùm. Anh Q tiếp tục giúp các bạn sửa lạI sống lưng. Phần đông đều ngồI rất khá. Chỉ có một anh, tôi đã quên tên. Khung xương của anh đã hoàn toàn xiêu vẹo khó mà chĩnh trang. Dù anh có cố gắng cũng tàm tạm. Trường hợp này, theo tôi chỉ còn cách vận dụng tâm thức. TuổI cao, sức yếu, khung xương đã quá cứng, xem như phần xác khó vận dụng. Hiểu cho thấu đáo con đường phảI đi để tiến bước. Thiền là tiếp nguồn năng lực nộI tạI, hầu có thể đạt an vui trên đường dong ruổI trở lạI quê xưa. Đừng quá lo lắng, ái ngạI vì thân xác không được hoàn chĩnh. Bác H đã ngâm hai bài thơ cảm tạ sự thăm viếng của chúng tôi. Bác thấp ngườI, nhỏ thó so vớI Bác Trí bên Mỹ, nhưng thơ phú chắc không thua. Có một điều thật vui là cách phát âm của ngườI Quảng Nam, chúng tôi cố lắm vẫn nghe không ra. Các bạn Điện Bàn không có nạn đề như các bạn Cam Ranh. Tất cả đều cố gắng hành pháp cho dù sinh hoạt thường ngày rất khó khăn. NgườI vất vả kiếm miếng ăn khi đến vớI tâm linh phảI có trí tuệ giác ngộ cao. PhảI thật thông minh. Nếu không vậy sự nghèo đói khiến họ cứ mãi cầu xin Thượng Đế ban lương thực, ban của cải. Họ chưa thể vượt qua giai đoạn tâm lý cùng quẫn. Cho nên con đường tâm linh lúc nào cũng dể dàng hơn cho ngườI nhiều phương tiện vật chất. Kỳ này có 3 bạn sẽ ra Bắc dự khoá sống chung Sapa vớI chúng tôi.

RờI Quảng Nam, xe đi ngang Đà Nẳng. MọI ngườI đều muốn ghé Ngũ Hành Sơn, một thắng cảnh nỗI tiếng của thành phố Đà Nẳng nhưng không đủ giờ.

BuổI trưa chúng tôi ghé tiệm cà phê mua cơm trắng dùng chung vớI thực phẫm chay của chị S đã nấu dùm. BuổI chiều xe ngang thành phố Huế. Bức tường thành Nội buồn bã giữa cảnh ồn ào náo động của xe cộ dập dìu. Hàng cây xanh đốI diện bên nay đường còn vương chút thơ ngây. Huế hẳn còn đó vớI những tà áo dài trắng tha thướt chiều tan học. Hẳn còn đó khúc ca ngâm Cầu Tràng Tiền sáu vạI mườI hai nhịp. Nhưng lạI thêm một cái gì đó, khuất lấp bên kia bờ sinh tữ luôn làm nao lòng khách lãng du. Tôi nhìn mà như không thấy: Cái lẫm liệt oai nghi của trường thành cùng vớI nét lịch sữ kiêu hùng của dân tộc. Tôi chỉ thấy những phận ngườI bền bĩ cam chịu những oan khiên đã theo nhau ùn ùn đổ xuống.

. Đến hôm nay chúng tôi đã vượt qua 770 cây số. Đêm nay chúng tôi nghỉ lạI Huế để mai bắt đầu đi vào địa phận Quảng Trị. Khách sạn cao 4 tầng, bề thế bên ngoài mà bên trong không có gì cả. Nhất là vệ sinh quá tệ. Nhà tắm quá củ. Vòi nước sứt tay gảy gọng. Phòng chật hẹp. Máy lạnh chạy ầm ầm mà chẳng đẩy lùi được cái nóng. Thôi thì ráng chịu qua đêm, rồI mai chắc chắn trờI lạI sáng.

Không có nhận xét nào: