Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 8 : ĐƯỜNG LÊN SAPA

Chưa tan tiệc, các bạn Tiền Giang, Bến Tre đã rờI thuyền sớm để bắt xe lửa đi Lào Cay, từ đây các bạn sẽ chuyển xe để lên Sapa. Chúng tôi khởI hành đúng 9 giờ 30 tối. Dự định cuộc hành trình khoảng 11 tiếng để trưa hôm sau đúng 2 giờ chúng tôi đã sẳn sàng dự buổI lễ khai mạc khóa sống chung. Ra khỏI ranh giớI Hà NộI, xe vào tỉnh lộ. Chạy ban đêm, các bạn phảI thay phiên nhau thức nói chuyện vớI chú tài chỉ sợ chú buồn ngủ. Trên xe có bếp nam VH và bạn H quá giang. Xe chạy lòng vòng một hồI quanh lạI chổ cũ. Lạc đường rồi. Nữa đêm nhà nhà đều then cài cửa đóng không có quán sá nào mở cửa. May quá chạy thêm một đoạn rồI cũng có một quán cà phê đang ồn ào khách. Chúng tôi ghé vào. Chú tài nhanh nhẹn nhảy xuống chạy vào hỏI thăm. Một ngườI đàn bà chắc là chủ quán bước ra. Họ nói gì vớI nhau, nhanh lắm chắc chưa được hai câu. Bỗng chúng tôi thấy chú tài quay mình bỏ chạy ra xe. Và hai ngườI đàn ông trong quán đứng lên cầm ly quăng tớI tấp, còn chợm rượt theo. Chú tài đóng cửa xe thật nhanh, rồ máy chạy thẳng. Khen chú là một ngườI còn rất trẻ mà tánh tình nhu thuận trầm tĩnh. Chú nói tĩnh queo: MớI hỏI thăm đường chưa dứt câu, tự nhiên họ ráp nhau chữI mình. Thiệt là kỳ cục. Tôi và các bạn chỉ biết nhìn nhau lắc đầu. Chúng tôi ái ngạI vì trên xe có hai bạn miền Bắc nên những lờI khó nghe đã kịp dừng lạI ở đầu môi. Nhưng không thể không suy nghĩ. Sao lạI còn những ngườI thiếu văn minh, bất lịch sự như vậy. Huống hồ chúng tôi là ngườI lạ ở xứ sở này. Không giúp nhau thì chớ, sao lạI hành động như đã căm thù nhiều kiếp. NgườI Việt Nam nói chung, ngườI miền Bắc nói riêng vẫn còn trầm luân vì chính họ đã thiếu từ tâm. Chưa bao giờ tôi thấm thía luật nhân quả cho bằng giây phút này. Các giống dân an nhàn thụ hưởng mọI tiện nghi đờI sống là những ngườI đã biết hy sinh thờI gian riêng để đi làm việc chung. Kỳ thế vận hộI Olympic tổ chức ở Sydney đã có hàng ngàn ngườI thiện nguyện đi đón chào, chỉ dẫn đường đi cho du khách ngoạI quốc tham dự thế vận. Ngó ngườI rồI lạI ngẫm tớI ta. Tôi và các bạn chắc cũng đã nhiều kiếp vun trồng nên giờ mớI được là ngườI chứng kiến. Nếu không, biết đâu tôi đã là cái bà chủ quán hớt hơ hớt hãi đó. Và các bạn có thể là những anh chàng hung tợn vô lý, bất kể lúc nào cũng có thể trút căm thù lên ngườI vô can. Càng bất mản tôi lạI càng cảm thương. Bầu không khí khó thở lan tỏa trong xe. Chạy thêm một đoạn, chúng tôi gặp được một cái quán ăn khuya. May mắn kỳ này được chỉ đường rành rẻ. Chú tài ăn xong tô hủ tiếu, chúng tôi tiếp tục lên đường.

Đường núi quanh co, hai bên là rừng chồI, gặp mưa dầm mấy hôm đất nhão nhẹt rất dơ. Cảnh vật không có gì kỳ thú. Chắc chắn không phảI là địa linh sơn kiệt. Xa xa mớI có một cái nhà, không thấy ngườI lai vãng. Đường càng đi càng lên cao, rất hẹp giống như đường đèo Đà Lạt. Thỉnh thoảng có xe đổ dốc ngược chiều, toàn là xe truck lớn chở hàng, tránh nhau chừng gang tay, ghê quá.

Đến Yên Bái khoảng 9 giờ sáng, giữa rừng bị kẹt xe. Xe nằm đó hơn 3 tiếng. Đoạn trên nguồn không biết xe lật hay xe đụng. Chẳng có một chiếc nào đổ dốc để hỏI xem như thế nào. ĐợI khoảng hơn 1 tiếng, một đoàn dài xe tảI lớn từ trên đầu dốc rầm rầm tuột xuống. Tài xế nhìn rất trẻ. Họ chạy phăng phăng không một chút cẩn thận khi chèn sát hông xe của chúng tôi. Có lúc tôi cứ ngỡ là hai cái thành xe chắc chắn sẽ đụng rầm một cái. Và, chuyện gì sẽ xảy ra. Ít nhất là chúng tôi sẽ phảI nằm lạI giữa chốn đoạn trường này không biết đến bao lâu. Còn hơn nữa thì, ai biết được vô thường sẽ gọI tên ai. Về Việt Nam nhiều khi gặp nhiều cảnh, tôi nhớ lạI lờI của các bạn ở bển nói cũng có lý lắm chớ. Thiệt không có cảnh nào đau khổ cho bằng cảnh đợI chờ. RồI lạI thêm đói bụng. Bao nhiêu đồ nhâm nhi dành khi buồn miệng, các bạn mang ra “nhậu hết”. Vô đủ thứ xong thì đến tìm chổ cho ra. Kề cận bên đường rảI rác có một hai cái nhà dân. Mặt trờI đã đứng bóng. Họ thản nhiên đứng nhìn chúng tôi đang lần mò ra sau rẫy kiếm chổ tướI phân. Xem như chuyện xảy ra hàng ngày chẳng có gì phảI thắc mắc. Tất cả ngầm hiểu vớI nhau. Chỉ có tôi là thấy lộn xộn khó chịu trong lòng. Bên Úc, con đường xuyên tiểu bang cứ cách một khoảng là có một điểm

dừng. Nơi đó có cà phê, nước, toilet, điện thoạI, một vùng cỏ xanh, hoa lá cắt xén cẩn thận như một công viên, vớI những cái lò nướng thịt, vòi nước rữa rau, tất cả miễn phí, dành cho khách bộ hành đường xa. Đã quen rồI tiện nghi giờ gặp phảI thiếu thốn nhọc nhằn, trong phút chốc ai mà không khó chịu. Nhưng có một điều, bên đây không thể nào có được, là sự hội ngộ của những tấm lòng cùng chung nhịp sống. Giờ ngồI viết lạI những dòng này, tôi biết tất cả đã là quá khứ. Một quá khứ không thể nào gặp lại. Đã trôi đi như một dòng sông mang theo nhiều hoa trái cũng như rác rến.

Đã sợ trễ, tưởng sao cũng phảI trễ. Có khi nào chúng tôi 27 ngườI đã xong một khóa sống chung ngay trên chiếc xe đò nhỏ này không? Có hai ông công an giao thông chạy lên chạy xuống la hét om sòm. Đang cơn tuyệt vọng nhìn thấy họ, mừng y như nhìn thấy tô cơm đang cơn đói. Họ cho xe trên nguồn đổ dốc hết rồI xe ở dướI này mớI được chạy lên. Mất toi 3 tiếng nằm khơi khơi giữa đường. Chạy một quãng gặp một chiếc xe tải thật lớn nằm chỏng gọng. TrờI mưa làm đất sét nhão ra chèm nhẹp trơn trợt, xe rất dể trượt bánh. Đây là con đường độc đạo thông biên giớI Trung Quốc và Việt Nam. Núi liền núi. Rừng sát rừng, mịt mù sơn giả. Một thằng bé con sống sát bên một thằng to lớn dềnh dàng, tâm tính lạI tham lam vô bờ bến, thảo nào mà chẳng nô lệ hàng ngàn năm. RồI đây ở tương lai nào ai biết được lịch sữ sẽ tái diển lúc nào. Chỉ khổ cho con dân Việt Nam. Cái này có nên đổ thừa cho nghiệp hay không? Thật tức cườI, chuyện gì giảI quyết không được cũng đổ thừa cho nghiệp. Đang đi giữa đường tự nhiên có một thằng điên rút súng bắn đoàng đoàng mình ngả ra chết tốt cũng đổ thừa tạI tiền kiếp mình đã bắn nó giờ nó bắn lạI mình. Thật là vô căn cứ. Bạn nào tu giỏI, tu cao có thể cho tôi xin ý kiến hay không? Nhưng nói trước nha. Ý kiến phảI khác lạ vớI những ý từ trước đến giờ. Chứ nói y như mấy ông thầy nói thì dừng nói. Tôi nghe đã quá nhiều nhưng lòng vẫn không cảm thấy thỏa mãn. Trở lạI chuyện con đường. Lâu lắm mớI thấy có một chiếc xe tư nhân liều lĩnh như chúng tôi. Chứ hầu như tất cả phương tiện đều là xe tảI chuyên chở hàng hóa vô ra thành phố. Đường rừng, xe tảI nặng, đáng lý phảI được chăm chút bảo trì. Đàng này họ phó mặc. Càng ngày đường càng bị tổn thương nặng. Một ngày nào đó chắc không còn cảnh hai xe chèn sát nhau nữa, mà chỉ còn có thể một chiếc độc hành.

Chúng tôi ghé một quán ăn giữa đường mua cơm trắng và rau xào ăn với chả chay của Hà Nội. Khách hàng của quán là những ông tài xế xe hàng. Họ ăn uống xem tivi nói chuyện ồn ào. Vợ chồng chủ quán rất ngạc nhiên, theo hỏI chúng tôi từ đâu đến và đã đi hành hương những nơi đâu. Họ gợI ra những chùa di tích như chùa Hương, đền Thánh Mẫu..Sau khi biết chúng tôi từ miền Nam ra đến đây, họ có vẻ lạ lùng lắm. Miền Nam là một miền đất xa lạ trong tâm tưởng của ngườI miền Bắc. Ngược lạI cũng thế. Cứ như hai miền là của hai đất nước nào xa lạ kề cận sát nhau. Đến khi nào dân tộc tôi mớI xóa được quá khứ đau thương, để dân 3 miền thật sự như anh em một nhà.

Xe ì ạch leo dốc, chậm chạp nhìn buổI chiều xuống nhẹ bên đồi. Đường còn rất xa mà hoàng hôn như chực rớt. Những tia nắng yếu ớt vất vưỡng trên cành cây tán lá. Đây là lúc tán gẫu cho qua thờI gian. Và cái khoảng “dừng quân tướI nước” rất thoảI mái. Ở đây chỉ có đất, rừng, cỏ cây, không có con ngườI, khỏI sợ bị chê cười. CuốI cùng xe cũng đến được Lào Cay lúc mặt trờI còn chưa nở ra đi. Bác tài ơi! PhảI đổ xăng rồI mớI vượt đèo lên Sapa, trên đường không có cây xăng, mà chúng ta còn phảI đi thêm hai tiếng nữa mớI đến. Tôi viết đôi dòng, vụt một cái xe đã tớI Lào Cay. Các bạn đọc chỉ chừng mấy giây. Mà thật ra thờI gian đã qua 20 tiếng rưỡI đồng hồ băng rừng. May mà chưa lộI suối. Đường lên Sapa thiên nhiên đẹp lạ lùng. Là miền cao, dân tộc thiểu số canh tác ruộng vòng theo trôn ốc trên những sườn núi nhìn giống như vòng quay của con vụ. Rất ngay hàng thẳng lối. Đẹp và lạ. Miền xuôi không bao giờ có. Đây thuộc về “hàng quý hiếm”, phảI bỏ công bỏ của tìm đến tận nơi mớI được chiêm ngưỡng. Vừa qua khỏI thị xả là mây đen kéo đến vần vũ trên đầu và mưa tuôn xốI xả. Mưa miền núi hùng hổ như cọp đói vồ mồi. Qua màn mưa, kính xe mờ đục. Tôi cố giương mắt vẫn không nhìn được dung nhan của “con đường tình ta đi”.

Giờ khai mạc khóa sống chung đã qua 3 tiếng. Dĩ nhiên là các bạn phảI đợI chúng tôi. Cho hay không có gì có thể chắc chắn, nhất là đi đường xa. MớI hôm qua, anh T Bình Dương muốn có mặt đúng giờ khai mạc đã phản đốI các bạn lấy phòng ngủ ở khách sạn. Anh sợ trễ nên đề nghị các bạn nên nghỉ ở Giác Thức. Nhưng chúng tôi đông quá. TrảI chiếu nằm chung dướI đất không sao. Kẹt nhất là toilet. Hai cái toilet mà hơn 40 ngườI dùng chung một buổI chiều tắm rữa và buổI sáng vệ sinh thì.. .kinh khũng. Ý trờI mà. Thầy nói, tu là không lo, không sợ, cứ làm đúng là mọI sự sẽ bình yên.

Các bạn đã chực chờ sẳn để đón chúng tôi. Mưa hắt những sợI dài, nước bắn thẳng vào mặt. Cái lạnh ập đến bất ngờ khi mở toang cửa xe bước xuống. Sapa đây rồi. Như cô gái tánh khí bất thường nhưng dung nhan diễm lệ. Nếu không thì ai thèm đường xa cách trở, leo đồI, vượt núi, độI mưa, thấm lạnh để đến đây. Đúng 7 giờ 30 chiều 21 chúng tôi đến Sapa sau khi đã trả giá gian truân gần 22 tiếng rưỡI, gấp đôi thờI gian dự định. Tất cả héo hắt lặt lìa như rau cảI chợ chiều, năn nĩ cho cũng không ai thèm lấy.

GT chia phòng. Ào vô phòng, tôi ỷ mình lớn tuổI nhất trong nhóm nên dành tắm trước. Từ phòng tắm bước ra mớI thấy mình ích kỹ quá. Không sao, họ phảI cám ơn tôi vì tôi đã dành hết những cái xấu xa, chừa cái tốt đẹp lạI cho họ. Ngả lưng nằm xuống, nhưng sao lòng cứ bồn chồn. Không biết mấy bà bạn già có chống nỗI không. Hay là đang liệt giường bên kia. Không được. PhảI “ủy lạo chiến sỹ” rồI mớI yên tâm nghỉ ngơi.

Tôi lò mò qua phòng của bác Lâm thị Lẹng mẹ của bạn HA ở Sóc Trăng. Bà chỉ tròm trèm 79, còn 1 năm nữa mớI đến 80. Còn lạI Chị Sáu, ngườI trẻ nhất 62 tuổI, Ý Hai và chị Hai trung trung cũng đà ôm hơn 7 bó. Hai bà đang nằm trên giường. Bà Lẹng và Ý Hai đang thể dục trợ luân. Úi chu choa như vầy mà bảo sao không “trường kỳ kháng chiến”. Đường sá chông gai, không nơi xả nước, độ nhựt thất thường, bó chân bó cẳng như vậy mà vẫn thư thả khoẻ khoắn, cườI tươi như đi coi cảI lương, thì thú thật, tôi chịu thua sát đất. Hai bà vẫn nhịp nhàng đánh tay. Tôi ngồI nói chuyện vớI chị Hai và chị Sáu. Hai bà bạn này lần đầu tiên đi chơi vớI nhóm, còn ngây thơ chưa biết gì về Vô Vi và cũng chắc không muốn biết tu hành chi cho mệt. Chị Hai là má của chị P, Cổng Xanh. Nó rủ tui đi Sapa chơi. Từ lâu thấy con nó ngồI thiền, mình hỗng biết ngồI thiền được cái gì nhưng thấy nó thay đổI tánh tình nhiều lắm nên kỳ này nó rũ, tui đi. Tui cũng muốn biết Vô Vi là sao. Phần chị Sáu là một tay nấu đám cướI nổI danh miệt trên. Hôm nay dẹp hết đi một chuyến chơi vớI bạn già (chị Hai). Ý nguyện của chị là muốn đi thăm Quãng Trường Ba Đình nơi quàng xác Bác Hồ. Mà chưa có thờI gian, chị nhất định mai mốt về lạI Hà NộI, làm gì làm cũng nhất định đi thăm cho biết. Chị là một nữ giao liên trong thờI chiến tranh. Nên lúc trên xe, chị đã góp vui bằng những bài hát mà đã hơn 30 năm giờ chúng tôi được nghe lại. Thí dụ như bài “cùng mắc võng trên vùng trường sơn”, hay “anh ở đầu sông em cuốI sông, tắm chung dòng nước rồI muốn dông..” Nghe là nhớ ngay cái đài phát thanh chợ mỗI sáng sớm, và không kềm được ý nghĩ quay về miền quá khứ u buồn. Lúc đó bị nghe hoài, cảm giác chán như ăn cơm nếp nát. Nhưng lâu rồI, điệp khúc đó đã bay theo gió, nay tự nhiên được nghe lạI, cảm thấy thích thú lạ lùng.

Trước khi đi, anh T đã gọI điện cho cô HA ở Sóc Trăng, ái ngạI Bác Lẹng già quá sợ không đủ sức. Bác đã phản đốI quyết liệt, nhất định phảI được đi. Giờ tôi mớI tận mắt. Ngày nào cũng y vậy không suy siển: 3 cữ thiền, 3 cữ tập thể dục trợ luân, 3 cữ lạy kiếng và thở chiếu minh. Nghĩa là bác làm đủ tất cả bài bản của pháp Vô Vi không bỏ sót một khoản nào. Có phảI vì già không có chuyện gì làm nên làm tất cả? Tôi nhủ thầm: Để đến lúc mình bằng tuổI bác, mình cũng không còn chuyện gì để làm, mình có giống bác tu nhiều như vậy hay không. NgồI xe trên 22 tiếng, bước xuống mọI ngườI cẳng chân sưng vù, mình mẫy rêm oãi như ngủ nằm mơ bị ma rượt chạy hụt hơi. Nhưng tất cả vẫn nở nụ cườI. Không nghe ai than cũng chẳng nghe ai rên, chỉ xuýt xoa chút đỉnh thôi. Sinh lực nào đã nở hoa trong tâm hồn các bạn? Chỉ có con ngườI thiền mớI đạt niềm vui tột đỉnh như vậy. Không ai buồn. Không ai kêu ca. Tất cả đã bước vào thiền, là đã quy thuận theo tự nhiên, buông mình theo dòng chảy sống, là đã đốt cháy những vụn vặt trên đường, hướng đến lãnh vực cao nhất của tâm linh.

Còn định tiếp tục trò chuyện thì nghe có tiếng gọI tên tôi. Thì ra các bạn đang phản đốI về phòng ngủ. Có ngườI được nằm trên giường sao có ngườI lạI phảI nằm dướI đất. HỏI ra mớI biết, vì danh sách các bạn tăng lên bất ngờ, ban tổ chức không kịp đổI khách sạn, nên mớI có tình trạng phòng 4 ngườI mà phảI nhét 6 người. Lý do quan trọng là vấn đề sinh hoạt rất dể bị trở ngạI nếu phải chia khách sạn vớI ngườI lạ. Thật ra ban tổ chức kỳ này đã nổ lực rất đáng khen. Hình như chỉ có 4 ngườI mà đã chu toàn được sinh hoạt, vui chơi, học đạo cho gần 70 ngườI, thật không đơn giản. PhảI là ngườI địa phương, lại am tường luật lệ ’đầu tiên” của vua quan mớI dám đứng ra đãm nhận. Tôi nhìn ra màn mưa. TrờI đã sụp tối. Sau khi dùng bữa xong, chúng tôi đã họp bàn về chương trình học tập. Bạn đạo miền Nam xin phép được về sớm 1 ngày. Lý do đường quá xa. Theo lờI hứa, chúng tôi còn phảI ghé thăm các bạn Ninh Thuận. Các bạn đều tỏ vẻ không vui vì gặp nhau quá ngắn. Thôi thì tạm hứa lần sau vậy. Sẽ hoạch định chương trình kỹ hơn để có thể gặp nhau dài hơn.

Không có nhận xét nào: