Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 10 : NGÀY THỨ HAI – KHÓA SỐNG CHUNG SAPA

Mặt trờI ngày thứ hai hình như sáng hơn, con ngườI cũng tỉnh mỉnh hơn. Chúng tôi dùng điểm tâm ở sân trước khách sạn. Một ngườI khách lạ dừng xe Honda nơi cổng. Bạn GT chạy ra mừng rở. Anh L, một bạn đạo đến trễ từ Hà Nội. Anh là tổng giám đốc một công ty lớn có chi nhánh ở Sài Gòn. Ông Tổng đi tu dĩ nhiên phảI khác thiên hạ. Di động reo liên tục. Tâm đã nhất quyết lánh xa cõi trần tục, tiến lên một bước đã đến ngưỡng cửa thiên đàng mà vẫn còn bị quấy nhiểu. NgườI tu thường bị thử thách như vậy. Nhìn thần thái anh thong dong, mắt sáng rực, da dẻ hồng hào biểu lộ một quý cách. Không có thờI gian để tìm hiểu, nhưng tôi cảm nhận đường vào đạo của anh không qua một biến cố nghiệt ngã nào của cuộc đời. Anh đến vớI thiền chỉ là sự cô đơn của một ngườI đã có tất cả. Trên đỉnh cao của thành đạt, con ngườI vẫn còn cảm thấy như thiếu một cái gì vĩnh hằng bất biến, vẫn cảm thấy bất an, nên phảI đi tìm một ý nghĩa cho cuộc sống. Có ngườI đến vớI Đạo vì muốn nắm níu đời. Có kẻ lại chán đờI nên tìm đến đạo. Nguyên nhân thì có nhiều nên kết quả cũng từ đó mà định hình. Hình thức nào, mức đến nào cũng giớI hạn, cũng chưa phảI là mức đến. Chỉ có một chữ Không là hoàn mỹ, là bước lên bờ, là tự do khỏI mọI ràng buộc của thế sự. Khen anh L đã dứt được công việc bề bộn để đến đây. Xin chúc anh tìm được chính mình, một con ngườI trần trụI không mang râu ria áo mão.

Chương trình được tiếp tục vớI phần mờI các bạn lên phát biểu. Cô VA mời anh Đ, chị T và em N ở Tiền Giang. Hai vợ chồng một đứa con cùng tu thiền Vô Vi, thật không gì quý bằng. Trước đây 30 năm, anh Đ là một bợm nhậu nổI tiếng. Rượu chè be bét như vậy dĩ nhiên hậu quả phảI bịnh hoạn. Từ ngày gặp pháp, anh dứt khoát ăn chay, công phu tinh tấn. Anh đã ảnh hưởng được vợ con. Gia đình anh bây giờ rất hạnh phúc, ổn định. Đi dự khóa này vớI cái túi trống rỗng nhưng anh không ngại. Về rồI tính sau. Hoan hô anh Đ.

Xen kẻ vào là phần văn nghệ. Hà NộI chỉ có Cô Đ, bà xả của nạn VH góp vui bằng giọng cao lảnh lót, ngâm những bài thơ của bạn đạo hoặc của Thầy. Bình Dương cũng góp vui vớI một ban hợp ca toàn “ngườI đẹp Vô Vi”. Bác Tám  Dĩ An là ngườI phân phát tiếng cườI nhiều nhất cho bạn đạo. Cách trả lờI câu hỏI hoặc ý diển giảI đều đặc biệt không giống ai. RồI thì bác ca những bản nhạc tự chế tác. Thí dụ như bản “Mùa xuân sang có hoa anh đào..” Để dứt bãn nhạc, hoa đào Đà Lạt bác sửa thành hoa Vô Vi Sapa. Cũng là vui, đơn giản vậy. Có một anh bạn đến nói nhỏ vớI tôi: Chị ngăn ổng lạI đi, ổng nói toàn là những chuyện đâu đâu. Tôi lắc đầu. MọI ngườI có quyền tự do phát biểu, nghe hay không là chuyện của mình. Nhưng sau đó tôi nhìn thấy anh bạn này đã cườI rất lớn mỗI khi Bác Tám lên diển đàn..

Ăn cơm xong, tôi và các bạn rủ nhau đi dạo chợ Sapa. Chúng tôi thả bộ theo con đường trước mặt khách sạn. Vòng sang bên phảI cuốc thêm một đoạn là gặp cái nhà thờ đá bên trái của chợ Sapa. Du khách tụ tập chụp hình trước sân nhà thờ. Chúng tôi đi thẳng vào con đường dẫn đến khu chợ dướI một thung lũng. NgườI bán phần đông là đồng bào miền Bắc. NgườI Sapa chỉ bán thức ăn chơi như: Hột gà, bắp, khoai lang, tất cả đều để trên một cái vỉ nướng than. Có lẽ vì trờI lạnh nên họ chỉ bán đồ nướng mà không bán cái gì khác. Chúng tôi đi kiếm mua Măng LưỡI Lợn. Miếng măng hình giống như cái bánh bao, tròn tròn, trăng trắng phấn. Nghe nói ngườI ta đào loạI măng này dướI đất chứ nó không mọc trên không. Tôi đem về Úc 2 ký, bị vụt thùng rác hết 1 ký. Còn 1 ký đến nay cũng chưa có dịp thử. HảI quan Úc rất khó. Bất luận loạI thức ăn nào họ nghi có mang vi khuẩn lạ là họ tịch thu vụt thùng rác. Nếu mình khai báo đàng hoàng thì không sao. Còn quên hoặc không biết khai thì bị phạt, có món lên đến 500 đô. Chợ Sapa phần lớn bán rau và các loạI mứt, trà, thuốc cây cỏ, nhân sâm toàn hàng Trung Quốc. Có một loạI cảI cọng to xanh mướt ít lá điểm hoa, luộc hay xào đều ngon. Hầu như hàng rau nào cũng có bán loạI cảI này. Chúng tôi còn nhiều ngày mớI quay về, nếu không đã mua mỗI ngườI một ít. Trong lúc đợI các bạn kêu xe honda ôm tôi quan sát ngườI dân tộc. Tôi đứng chung một chổ vớI 5-7 ngườI đàn bà rất trẻ. Một chị mặt mày nhăn nhó trông thảm thương đang địu một đứa con sau lưng, hai tay dắt thêm hai đứa nhỏ. Quần áo phong phanh, cha mẹ con cái mặt mày ngây ngô y như nhau. Chân đi dép hai quai, tay đeo vài ba chiếc kiềng bạc hoặc cao su. Đầu quấn khăn, họ nói chuyện tíu tít như tiếng chim kêu. Không biết họ đi đâu, làm gì mà đứng túm tụm bên lề đường. Xa xa có mấy thiếu niên đang chơi đá cầu. Một vài du khách Tây Phương đang chụp hình đám đá cầu. Nghe nói du khách phảI trả tiền mớI được chụp ngườI hoặc chụp chung. Có lẽ vì chưa tớI vụ mùa nên thanh niên nam nữ tuôn ra chợ làm kiểng để kiếm tiền độ nhật. Bận về chúng tôi đi xe Honda vòng lên mấy con đường dốc phía sau khách sạn. Hai bên là những biệt thự mớI xây cửa đóng không có bóng ngườI. Đường nhỏ rất sạch như được rửa sau cơn mưa. Nhà nào cũng có ít nhất là hai chậu phong lan màu dưa cảI, dướI đất thêm một hàng hoa loa kèn trắng. Y chang. Dễ trồng. Và thật chán mắt nhìn.

Về đến nơi vừa kịp vào sinh hoạt. Hôm nay Cô VA tiếp tục mờI các bạn lên trả lờI mục Bé Tám. NgồI ở dướI nếu bạn nào cảm thấy câu trả lờI chưa đúng ý mình có thể lên tiếng bổ sung. BuổI sinh hoạt thật náo động. Học đạo càng đông càng vui. Có nhiều ý kiến, nhiều trình độ tư duy khiến chúng tôi có cơ hộI rà soát lạI sự trảI nghiệm cá nhân.

TrờI Sapa về đêm rất lạnh. BuổI tốI sinh hoạt các bạn phảI lấy vảI bịt kín mấy khe cửa ngăn không cho hơi lạnh ùa vào. Cô Đ biểu diễn thở chiếu minh. Lần đầu tiên tôi tận mắt nhìn thấy cô Đ thở cái bụng phình to như ngườI bầu sắp đẻ. Hèn chi giọng cô âm vang mạnh như tiếng kèn thúc quân. Anh Q lạI ra công sửa lưng cho các bạn. Những ngườI mớI tập thiền đương nhiên phảI học cách ngồI. Còn các bạn tu lâu mà giờ còn ngồI để kiểm thì có vấn đề. Xin được góp ý: Thứ nhất, các bạn đã không nghiên cứu cẩn thận kỹ thuật hành pháp khi mớI bắt đầu. Thứ hai nếu đã làm đủ mọI chỉ bảo, nhưng đến giờ này vẫn chưa tự tin, đồng nghĩa vớI chưa thật sự hiểu pháp, vì thế đã không tiến đúng như Tổ Thầy đã nói. Kỹ thuật hành pháp chỉ là cái bên ngoài. Hành trình sâu vào nộI tạI còn vi tế thâm diệu hơn nữa. Mượn cái bên ngoài để khám phá cái bên trong. Mà không làm đúng thì công phu bao năm coi như đổ sông đổ biển.

Không có nhận xét nào: