Thứ Hai, 15 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 1

MớI đó thật nhanh, Xuân lạI đến. Còn gì vui hơn xách valy về Việt Nam ăn Tết. Nơi đây có rất nhiều, nhiều lắm những thân tình cật ruột, những buồn vui bạn bè, để mỗI năm cùng vớI Xuân, tôi có mặt. Năm nay Xuân đặc biệt đã khảy đàn trên cung bậc cảm xúc của tôi. Có phảI vì niên lịch Hai Không- Không Tám. Hay là sự tao ngộ các bạn 3 miền trong Khóa Sống Chung Sapa. Hoặc, vì tôi đã đặt chân được trên những miền đất khô cằn sỏI đá, cùng chung quê hương mà anh em tôi sao mãi còn lam lũ. Và tôi cũng đã diện kiến được dung nhan Hà Thành, một thành phố ngất ngưỡng kiêu kỳ, như ôm hết tinh hoa của dân tộc Viêt Nam. Tất cả. Tất cả đã như là một xao động dịu dàng. Một kết nốI không tìm ra dấu vết. Nên trong dịp gặp gở này, tôi đã tận tình chia sẻ niềm vui cũng như nỗI buồn của một đờI ngườI không ai tránh khỏi. Lần này Ban Tổ Chức Khóa cho biết, Thầy đã từ chốI đặt tên và còn nhắn nhủ từ đây về sau, các bạn VN? hãy tự lo, đừng gọI điện xin ý kiến Thầy bất cứ chuyện gì. Tôi nghĩ ngay đến cái tên định mệnh: Hai Không – Không Tám.

Ngay buổI đầu tiên nghe băng Ông Tám giảng, tôi tâm đắc đặc biệt vớI khẩu quyết tự tu tự tiến, nghĩa là tự do khỏI mọI ràng buộc, từ cuộc đờI cho đến tâm linh. Vì tôi là kẽ từ nhỏ đã bị buộc ràng, bị áp đặt, bị sắp xếp. Xã hộI Việt Nam vớI truyền thống luân lý khắt khe. Tôi không có quyền tự quyết bất cứ chuyện gì. Ngay đến chuyện tôn giáo. NgườI ta đã nhân danh đạo đức để khuôn đúc tôi tin tưởng những ngườI, những điều mà tôi chưa hề hiểu biết. Tôi không được làm chính tôi. Nên khi nghe Ông Tám vạch trần cái gọI là "niềm tin" là tin ở khả năng chính mình. Thượng Đế, Phật, Chúa đều ở trong ta. Tôi đã bước vào Vô Vi vớI tất cả niềm hạnh phúc sung sướng của ngườI đã và đang trên đường trở về.

Lần này quả thật là Vô Vi đúng nghĩa 100 phần trăm. Niên lịch của năm là Hai Không-Không Tám. Khóa này không có Ông Tám để xin xỏ dựa dẫm điển quang. Nói vậy, nhưng từ bi Ông Tám vẫn hiện diện, vớI biểu tượng Hai Con Số Không. Nên chúng tôi đã không hề cảm thấy lẻ loi sợ hãi. Chúng tôi đã có được niềm vui nộI tạI, đã đồng tâm chung hoà, học bài học thương yêu. Và cuốI cùng, chúng tôi cũng đã bắt được nhịp đồng hành của Ông Tám, qua tình cảm chân thành, qua ánh mắt luyến lưu của bạn đạo khắp nơi.

Không phảI là ngẫu nhiên chứ? Sao mãi đến năm nay (có phảI là cơ trờI hay không) Thầy mớI thật sự buông đệ tữ. Thật ra tiêu chí của Vô Vi là không Thầy, không đệ tữ, không có gì ràng buộc nhau. Tất cả quy về không. Nhưng có lẽ thế gian mê muộI quá nên Ông Tám đành phảI chiều theo. Cũng Thầy Thầy trò trò cho giống với ngườI ta. Bài học này có lẽ là thông điệp sau cùng Ông Tám nhắn nhủ bạn đạo Vô Vi. Hãy cố gắng tìm lạI chính mình. Đừng mơ màng ham muốn sở hữu một quyền năng hay trở thành một ai đó, sẽ là cái ngục tù trói buộc mình vĩnh viễn. Vô Vi mãi mãi là không. Chân lý vĩnh viễn không thay đổi.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 2 : MIỀN TRUNG - CAM RANH

Chiếc mini bus màu đỏ mớI tinh, chở 27 ngườI chúng tôi khởI hành đúng 4 giờ 30 phút sáng thứ bảy ngày 15 tháng 3 năm 2008, từ Bình Dương trực chỉ ra miền Bắc. Trạm đầu tiên chúng tôi ghé Cam Ranh sinh hoạt vớI các bạn tạI nhà anh T. NgồI trước mặt chúng tôi vỏn vẹn chỉ có 4 bạn mà đường lốI đã rạch ròi phân chia hai ngã. Anh T chủ nhà hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ thật phảI đạo tu hành. Anh đã thực hiện một cuộc tuyệt thực, thanh lọc bản thể nhiều ngày, đến độ vợ con anh lo lắng sợ hãi đến phản ảnh quyết liệt vớI bạn M Bình Tiên: Nếu anh không ra mang đi hết băng từ kinh sách Vô Vi, tôi sẽ đem vụt thùng rác. Hiểu bạn, thương bạn và cũng thông cảm cho gia đình bạn nhưng anh M không biết làm sao ngăn cản khuyên can. Bất đắc dĩ hôm nay anh M Bình Tiên gợI lên để nhờ chúng tôi ý kiến. Các bạn nói chung chung, chẳng ai dám mạnh tay dập tắt ngọn lửa đang cháy trong lòng anh T và xém chút đã thiêu rụI luôn cả nhà. Tôi buộc lòng. Trước nhất pháp Vô Vi không có điều khoản bắt buộc nhịn ăn. Nói như vậy để chị T đừng vì quá thương chồng mà quay ra bài xích pháp mang tộI vớI bề trên. Anh T vì quá ham mê tu nên đã tự tìm phương cách thanh lọc bản thể. Điều này đúng và rất tốt. Nhưng thanh lọc có rất nhiều cách, không hẳn chỉ có cách nhịn ăn. Điều thứ hai, quan trọng không kém là anh T đã vì mình mà quên hết những ngườI xung quanh. Lý ra anh phảI giảI nghĩa rành mạch cho gia đình hiểu anh đang làm gì, có lợI ra sao. Đàng này anh cứ âm thầm thiền, tự ý nhịn ăn, mặc kệ ai nghĩ sao thì nghĩ. Đang sinh hoạt bình thường tự nhiên quay ra tu rồI bỏ hết công ăn việc làm, ngồI nhắm mắt, nhịn ăn, niệm phật, cơ nghiệp đùn hết cho ngườI đàn bà, như vậy là thất sách. Hơn nữa anh đã hành xữ như ngườI thiếu lễ vớI bạn đời. Khi đã kết hợp hôn nhân là đã trao trọn cuộc đờI cho nhau. Hoạch định cuộc sống như thế nào là phảI có sự đồng thuận của cả hai bên. Thế gian này đặc biệt duy nhất Thái Tữ Sĩ Đạt Ta của hơn hai ngàn năm trăm năm về trước, đã bỏ vợ, bỏ hoàng cung ra đi tìm đạo. Chưa thấy có ngườI thứ hai. Sau cuộc gặp gở này, chúng tôi hy vọng anh T sẽ suy xét lạI. Gầy dựng được một gia đình ấm cúng, mở mang được một công việc thương mãi ổn định không phảI là một chuyện dễ so vớI thờI kỳ này ở VN. Anh T chỉ cần lo tròn sinh hoạt, chu toàn trách vụ của một ngườI chủ gia đình, hồI đáp lạI chắc chắn gia đình sẽ ũng hộ anh triệt dể.

Anh S thì lạI khác. Thiền một thờI gian anh lượm được hai ba chữ không: Không kết quả, không danh lợI, không cả bạn bè. Theo lý Vô Vi, anh phảI đã âm thầm nghiền ngẫm hành trình diển biến của tâm thức. Ngược lạI, anh đã chán nản bỏ thiền quay ra trác táng. Cuộc đờI coi như đi đứt. PhảI vậy thôi. Chữ Không này vạn bất đắc dĩ anh phảI nhận, chứ thật ra anh chưa hề Có thì sao đạt được Không. Bỗng một hôm, anh gặp được một ông già râu tóc bạc phơ giống như mấy ông tiên trong phim Hồng Kông. Anh gặp ngay giữa ban ngày lúc đi chơi trong núi. HồI mớI nghe tôi cứ tưởng anh gặp trong giấc chiêm bao. Vị này nói dăm ba câu vớI anh, bỗng nhiên anh "tức khắc khai ngộ". Thức dễ như vậy chứng tỏ tâm anh cũng muốn tu lắm chứ. Anh về thiền trở lạI cho đến khi gặp được chúng tôi. Anh không thực hành pháp nhịn đói nhưng anh đôn đốc cổ vỏ anh T thực hiện. Càng ngộ hơn nữa, chuyện nhịn đói của anh T mà anh T không nhiều lời. Ngược lạI anh S như là luật sư đạI diện, trình bày, biện minh, nói lý dùm anh T. Y như Ông Tám nói: NgườI làm thì không nói mà ngườI nói thì không làm.

Anh M Bình Tiên thì lạI quá từ bi. Anh quá lo lắng quan ngạI cho bạn của mình đi sai đường. Anh quên một điều căn bản là ai cũng có nghiệp lực riêng. Và luôn phảI chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình. Không ai lo được cho ai. Nếu thấy cần chỉ nên khuyên giảI, nhưng không mong cầu phảI đạt được kết quả. Mấy ai độ được cho ai mà cầu.

Anh H thì gánh đờI còn nặng trĩu. NgồI chưa nóng chỗ đã vội đứng lên ra ngoài trả lờI điện thoạI liên tục. Cam Ranh chỉ chừng này mà xem chừng đã nhiều thách đố cho chúng tôi. Xưa nay không phảI học bài nghịch vẫn thâu lượm nhiều kết quả hơn bài thuận sao.

Trưa hôm đó, buổI cơm chay đầu tiên ngon lạ lùng. Thức ăn do đoàn đã chuẫn bị sẳn mang theo. Khổ qua nhồI đậu hủ kho kèm thêm đậu phọng rang muốI, muốI mè đen. Cảm thấy chưa đủ mặn mòi, các chị nhà bếp đã tăng cường thêm dưa muốI, tương xào xả ớt và một nồI canh cảI ngọt. Gia đình anh T đã thuê sẳn bàn ghế, nấu sẳn cơm, nước trà tiếp đãi chúng tôi. Đi đến chổ lạ có sẳn thân quen thật không gì quý bằng. Xin cám ơn. Thức ăn bổ dưỡng hạp khẫu vị chưa chắc đã cho ta cảm giác ăn ngon, mà không khí thân thiện và tâm bình hòa vui vẻ mớI là yếu tố. Suốt cuộc hành trình 15 ngày đoàn quyết định dùng thực phẫm chay. Bạn nào chịu không nỗI có thể ăn ở ngoài. Nhưng đã không ai xé rào đi lén, thật đáng khen.

Xong bữa, bất ngờ chúng tôi được đi tắm biển ở bãI Bình Tiên ngay trước mặt nhà của anh M. BãI hoang sơ cô tịch với những cây dừa già ốm tong teo gắng mình cườI theo gió. DướI chân rảI rác những bụI rau muống biển lá tròn cọng to bò loanh quanh như ôm lấy cát để xây lâu đài. Núi cao sừng sững ngạo nghễ nhìn trờI xanh mây trắng. Sóng xô bờ quậy tung bọt trắng, ngàn đờI mang theo một ẩn tình của cát. TộI nghiệp mấy cụ dừa, đứng trên cao nhìn xuống nhân gian, bất lực biết mình không còn giữ được thân mạng bao lâu nữa. Không lâu nữa, các tập đoàn ngoạI quốc sẽ đến khai thác bãi tắm, thương mạI hoá hoàn cảnh. Khách sạn cao tầng, nhà hàng, shopping, những tiện nghi hiện đạI sẽ xóa hết vẽ đẹp hoang dã của biển. Thiên nhiên dần mất dấu bởI bàn tay con người. Anh M sống và thiền một mình giữa chốn hoang liêu. Không gian này thật lý tưởng cho ngườI đã biết được đường về. Ngược lạI sẽ là chốn lưu đày của kẽ phàm phu. Tiếc quá, anh M không còn hưởng được sự ưu đãi của thiên nhiên một ngày gần đây.

Đêm đó các bạn Cam Ranh giớI thiệu chúng tôi một nhà nghĩ mớI mở còn thơm mùi nước vôi quét tường. Tiếng sỏI trảI đường reo vui theo bước chân còn nguyên màu đỏ của gạch. Những cây kiểng xanh tươi lả ngọn đón chào. Nhất là khăn trải giường còn vướng vất mùi thơm của vảI. Những góc cạnh toilet chưa lấm lem bụI đời. MớI rờI ra khỏI nhà gặp dịp may như thế này thật không tiếc công đi.

Đặt lưng được xuống giường, cơ thể tôi hầu như kêu cứu. Tôi cho phép tư tưởng mình lông bông theo những vòng xe quay từ sáng sớm ra đi đến giờ. TộI nghiệp chiếc mini bus quá nhỏ. Nó dùng để chở khách trong thành phố nên đã không có cái thùng chất hành lý cho những chuyến đi xa. Hai mươi bảy ngườI chỉ cần một ngườI hai cái valy là cái đường đi giữa xe biến mất. Trước đó chúng tôi đã được dặn dò. Một túi nhỏ dành quần áo mõng lúc xe còn lang thang các tỉnh miền Nam và miền Trung. Riêng một valy lớn gồm quần áo ấm, khăn choàng, nón vớ dành sẳn cho miền Bắc đang chịu cảnh rét lạnh cắt da. Tất cả đã tuân hành răm rắp. Rồi còn nồI niêu son chảo dự bị cho nhà bếp. Thêm lỉnh kỉnh thức ăn mặn ngọt đủ món. Phần các bà, tôi thấy hầu như mỗI ngườI đều có thêm một túi xách chất hàm bà lằng; bàn chảI, kem đánh răng, lược, kem chống nắng, nón, dầu xanh, mứt gừng, kẹo dừa hay linh tinh nhiều món không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày. Theo tôi, thêm một chiếc mini y như vậy nữa họa may mớI chất hết. Đàng này.

Thôi thì thôi thế phảI đành thôi.

Hành lý luôn luôn lấn chổ ngồi.

NgườI đi sao nở đồ ở lại.

Thôi thì thôi thế phảI vậy thôi.

Tôi nhớ lạI lần tiển Ông Tám năm 2007 tạI Sydney, Ông Tám cườI nói vớI tôi: Chỉ cần lo tròn tam đạI sự. Lần đó tôi tự nói vớI mình, ghê vậy sao. Nay trên chuyến xe đò nhỏ du hành xuyên Việt, tôi thấm thía làm sao ba chữ tam đạI sự mà Ông Tám đã khuyến cáo.

Xe chật đến không còn lốI đi, chổ nào nhét được là bà con cứ tự nhiên. Từ trên trần xe xuống đến dướI băng không còn một chổ trống. Chúng tôi ngồI co hai chân trên ghế như kiểu ngồI uống cà phê thất nghiệp ở mấy tiệm Tàu. Cũng giống y như lúc tôi vượt biên trên chiếc ghe mục nát năm xưa. Họ nhét chúng tôi như xếp quần áo dướI khoang tốI đen. Nếu lỡ có mắc thì giảI quyết ngay tạI chổ, không xê dịch được một ly. 18 năm rồI giờ mớI có lạI cảm giác ngột ngạt này. Nhưng thiệt tình mà nói, lần này đở hơn nhiều và lạI vui nữa chứ. Tôi một mình cườI tủm tỉm khi nhớ lạI cảnh "xả cảng" sáng hôm nay. Đầu tiên là phảI hô lớn lên cho tài xế tìm chổ dừng quân. Kế đến, anh bạn ngồI sát cửa sẽ chuyển tất cả một đống túi xách để mở cửa dọn lốI đi. Tài xế lúc đó sẽ từ từ chậm ga rà xe theo lề để tìm bảI đáp. Trước nhất là kiếm cây xăng. Nhưng xăng chưa hết thì làm sao ghé đây. Không giống như ở Úc. Bạn ghé cây xăng không cần phảI đổ xăng. Bạn có thể đi toilet, mua tờ báo, một lon nước ngọt, gì gì cũng không cần thấy ngại. Việt Nam thì khác. Ghé vào hàng quán xin đi toilet, trước hết phảI vờ mua một món đồ, sau đó mớI xin phép. Thủ tục bao nhiêu năm, bất cứ nơi nào đều y chang không thay đổi. Không thể đổ xăng thì kiếm rừng chồi, bụI lùm lớn hoặc một chòm cây hoang dạI không được gần nhà của dân. Xong rồI. Cửa mở. Trật tự. Bà con ngồI trước xuống trước, ngồI sau từ từ. Coi chừng cái giỏ. Khoan, để tui rút cái chân lên. Các nữ binh nhanh chân nhất đã khuất bóng lẹ làng trong các lùm cây, hố đất. Còn lạI các chiến binh nam đứng dịch sang một chút khỏI xe, thong thả nhìn trờI nhìn đất thoảI mái từ tâm đến thể xác. Xả xong, thân tâm thanh nhẹ liền tức khắc. Giây phút này thật tình mà nói, giảI thoát tức thờI, đâu đợi chi mãi tận đờI sau. Xuống đã vậy. Lên phảI ngược lại. Quý đồng bào nghĩa khí hy sanh ôm băng sau, lên trước. Lảo ông lảo bà ngồI trước phảI đợI thiên hạ đâu vào chổ đó xong, mớI được lên. Thiệt là một hoạt cảnh vui chưa từng thấy nếu không chịu cùng nhau đi chơi xa. Trước đây 10 năm, tôi và các bạn Sydney đã một lần đi du ngoạn miền Trung, đã biết qua cảnh ngộ vui vẻ này. Tưởng đâu giờ sự thể đã khá hơn. Không ngờ, vẫn phảI hát bài "10 năm tình cũ" của Trần Quảng Nam. Đạo bảo sự đờI là vô thường, coi chừng ở VN có lắm sự đờI còn lâu mớI thay đổi.

Lang thang một hồI đi lạc mất vào giấc ngủ lúc nào không hay. Bỗng có tiếng chuông reng báo thức. Chúng tôi 3 ngườI cùng ngồI thiền đúng 11 giờ hơn. Những bạn khác như thế nào tôi không biết, riêng ba đứa tụI này đều thủ sẵn cái la bàn định hướng Nam. GiỏI chưa. Đệ tử Vô Vi mà. Dù đi chơi vẫn không quên thiền định. Có như vậy chúng tôi mớI đủ năng lượng làm việc, chịu đựng nghịch cảnh. Và nhất là sống vui. Sáng sớm dậy, chúng tôi công phu một bận trước khi ra khỏI phòng. Hành thiền buổI sáng giúp các bạn tỉnh táo, thêm năng lực, gom tư tưởng hướng thiện. Thiền sẽ là một đóa hoa ngát hương thơm theo bước chân của bạn trong ngày mới. Nguyên tắc để tạo hạnh phúc, theo tôi là thiền định. Không một bí quyết tuyệt đĩnh nào có thể bỏ qua thiền định. Niềm hăng say sống, ý thức quy thuận cuộc đời chấp nhận những cái mình có như nó là, đều nở ra từ cánh hoa thiền định. May mắn cho chúng tôi đã có được pháp thiền Vô Vi. Và còn hạnh phúc hơn nữa, khi chúng tôi hưởng được những lờI dạy bảo ân cần, chính xác đầy từ bi của Ông Tư, Ông Tám. Xin muôn vàn tạ ơn hai Đấng Ân Sư.

Sáng hôm sau trên đường đến nhà anh Q, thể theo lờI yêu cầu, chúng tôi ghé thăm nhà của anh S. Một chút thôi, ghé vô là đi liền vì đường còn xa, chương trình thì nhiều. Nói vậy mà cứ hoạt cảnh dờI valy, mở cửa, nhảy qua các túi xách áng ngự đường đi, xuống xe lên xe thiệt là phiền. Hay là Thầy đang dạy chúng tôi chữ nhẫn. Biết đâu.

Nhà của anh S phảI gọI là sao mớI đúng. Cái chòi. Không phảI. Là cái vựa ve chai mớI đúng. Một đống. Hai. Ba đống. Hàm bà lằng đủ thứ vật liệu phế thảI đang chờ tái chế. Anh S ấp úng: Hôm trước anh Năm Bà Rịa có ra đây cho anh được số tiền che một chổ để thiền. Anh đưa tay chỉ cái chòi không có cửa được che bởI những tấm tôn, ở giữa chừa một cái lổ vuông vức. Trên cái lổ có một khung cây chọc thẳng lên trời. Anh nói: Tôi đang kiếm tiền che cái tháp đó để mỗI đêm tôi ngổI thiền. Lạ quá, ngồI thiền đâu cần cái tháp. MọI ngườI có chung cãm giác khi nhìn cái đống ngỗn ngang đó mà gọI là nhà. Có tiếng anh T Bình Dương: Sao anh không bán bớt những cái này, tiền khẫm đó nha. Anh S nói gì lí nhí trong họng nghe không rỏ. Bỗng một ngườI đề nghị: Giúp cho anh một số tiền để anh lấp cái thõm đó, có chổ ngồI thiền. Đồng ý. Chúng tôi trích quỹ tặng anh số tiền tàm tạm goi là. Thật ra chia sẻ tinh thần hay vật chất vớI bạn đạo là chuyện nên làm. Nhưng phần ngườI tu có nên vịn vào chuyện tu hành rồI bày ra thảm cảnh để gợI lòng thương của tha nhân hay không? Câu trả lờI còn tùy trình độ. Không biết anh S hôm nay đã gặp một ông tiên thứ hai chưa?

RờI nhà anh S, chúng tôi ghé đến nhà anh Q, một sư huynh của bạn đạo Cam Ranh. Con hẻm dẫn vô nhà trảI đá xanh thật sạch cho chúng tôi cảm giác yên bình. Cửa cổng song sắt, nhìn vô trải rộng trước mắt là cây kiểng hoa lá đủ màu. Phía sau nhà một vườn dừa xanh tươi trĩu nặng. Là dân thành phố, hàng ngày chúng tôi hưởng khói bụi mịt mờ, xăng dầu khét nghẹt, thỉnh thoảng lạc vào vùng cây xanh lủng lẳng trái như thế này thật không khác lạc vào mê cung. MọI ngườI cườI toe toét, trầm trồ luôn miệng. Anh Q ơi! hái dừa uống nha anh Q. Chủ nhà và các bạn lăng xăng. Một lát sẽ hái, bây giờ mờI bà con vào nhà chúng ta sinh hoạt. Khoan khoan để chúng tôi dao vườn xem cây một chút. MọI ngườI túa ra đi vòng quanh các cây dừa luôn miệng đoán dừa già dừa non. DướI chân là những bui ngò gai, loạI rau dùng để ăn phở mọc tràn lan theo lốI đi. Ngoài kia nắng rực lửa. Và ngoài kia, cũng là bạn tu mà cảnh ngộ sao ngàn trùng xa cách. MớI hay cuộc đờI đâu theo ý mình.

Là một nhà giáo, anh Q tu thiền cũng như anh dạy học. Đúng đắn, nghiêm chỉnh, trật tự và an toàn. Các con đã thành đạt ra riêng, hai vợ chồng già chắt chiu phần cuốI đờI ẩn tu tạI vườn dừa xanh mát này. Anh tâm sự về những ngày xưa Vô Vi còn nhiền bạn bè. Đã cùng nhau sinh hoạt hàng tuần thật vui. Giờ kẽ mất, ngườI đi xa. Chánh quyền không cho phép, anh đã lâu không có dịp hàn huyên gặp gở bạn đạo. Kỷ niệm xưa hiện về trong lờI nói, trong ánh mắt. Tôi lắng nghe và thầm cám ơn bề trên đã ban cho tôi những giây phút hạnh ngộ quý giá như hôm nay.

Tu hành đúng nghĩa, theo tôi, chỉ cần tâm đâu cần giấy phép. Còn mượn tu để thiết lập, cũng cố của cảI và quyền lực, ôm danh tạo lợI, gom tín đồ làm thầy, gì gì nữa, toàn những chuyện ngu xuẫn. NgườI thông minh có đạo tâm không ai màng. ThờI buổI xã hộI khó khăn, con ngườI phảI đương đầu vớI nhiều tai ách, chúng ta có hành thiền tâm tư phần nào được ổn định. Chúng ta phảI gom góp cái ổn định, nhóm lên ngọn lữa an vui để có thể tự giúp mình, sau nữa có thể ảnh hưởng lan truyền cái hạnh phúc an tĩnh đó cho mọI ngườI xung quanh. Chúng tôi tha thiết đề nghị anh Q và các bạn xa gần thuộc tỉnh Khánh Hoà hãy ngồI lạI vớI nhau ít nhất một tháng một lần. Can đảm lên. Chúng ta thiền. Chúng ta tu. Chúng ta đang trên con đường hoàn thiện chính mình. Chỉ có những con ngườI nhận biết rỏ rệt cuộc sống mớI có thể sống vui, sống khoẻ, vô cầu, vô ngã. Và sẽ là những thành viên hữu dụng cho xã hộI, cho đất nước. MỗI một ngườI thiền là một điểm sáng đẩy lùi bóng tối. Một dân tộc biết thiền sẽ xóa được mầm mống tộI ác của xã hội. Chúng ta là những thành phần tiên phong trên con đường đưa VN đến kỷ nguyên tâm linh mới. Tôi tin chắc chắn điều đó.

Cơ hộI này anh Q Canada đã giúp các bạn điều chỉnh lạI cái sống lưng. Phần đông các bạn mớI ngồI vào còn giữ được cái lưng thẳng thớm. Một hồI mõi quá có ngườI ngả bên đông ngườI ngả bên tây. Tệ hơn nữa là gục lên gục xuống như gà mổ lúa. Các bạn đã quên hay đã không hề biết, điều căn bản trước tiên cho bất cứ pháp thiền nào, là phảI giữ xương sống thật thẳng. Pháp thiền Vô Vi chúng ta dùng những danh từ riêng biệt, như là giữ cho điển quang xung lên bộ đầu. Đường lốI của những pháp thiền khác, họ dùng từ năng lượng (thay vì điển quang) cũng theo đường xương sống thẳng đi lên. Giống nhau thôi. Chung quy là phảI giữ lưng thật thẳng. Tôi đã từng chứng kiến ở nhiều thiền đường, từ hãi ngoạI về đến trong nước, cứ đụng đến vấn đề công phu, là có tự ái nhảy ra ngay. Ngạc nhiên của tôi, là Thầy thì luôn luôn nhắc, thực hành, thực hành và thực hành. Mà sinh hoạt thì chỉ nói suông lý thuyết. Ít có ngườI chịu coi lạI cách ngồI, cách soi hồn hay thở của mình có đúng hay chưa. Lý thuyết và thực hành phảI đi đôi vớI nhau. Nói được là làm được. Nói thì hay mà ngồI gục lên gục xuống thì lấy gì bảo đảm cho lờI nói của mình. Cho nên mê chấp còn triền miên. Tánh tự ái, tham lam, cố chấp, tự cao tự đạI vẫn nguyên xi như ngày chưa tu. Thử một cái là lòi ra ngay.

Bạn K ở Đất Sét hăng hái ra ngồI thử nghiệm cho anh Q sửa lưng. Bắt đầu từ giờ anh Q có pháp danh là Thầy Sửa Lưng. Anh chỉ cách Soi Hồn, đặt tay sao cho thẳng vớI vai. Kê cái gốI ngồI phảI vừa tầm vớI thân hình. Và thở pháp luân phảI vòng hai tay ngang rún, ép sát vòng bụng. Tư thế này hình như là thế thích hợp riêng của anh Q chứ Thầy không có dạy như vậy. Bạn K ngồI chưa được thẳng lắm. Sống lưng nổI lên nhiều cục. Anh Q chẩn đoán bạn K tánh còn nóng nảy trúng ngay bon. Nhưng sửa tánh không phảI chỉ ngồI thẳng lưng mà được. PhảI hiểu cặn kẻ nguyên nhân đưa đến những tính cách tiêu cực như nóng nảy, sân hận, sợ hãi hay gì gì nữa. Theo tôi vì tự ngã lớn quá. Không chấp nhận thất bạI, tham lam ham hố hoàn thành mau chóng. Ngay đến chuyện tu hành phảI cần nhiều kiếp sinh thành may ra. Mà trong một kiếp lạI vẻ ra đủ chuyện, đủ trò để giảI thoát cho mau, để mau lên Niết Bàn, để chứng tỏ ta đây là kẻ đạo hạnh cao dầy. Hãy thiền về chữ "tôi" để biết mình còn muốn là ai nữa hay không. Ngay cả là chồng, là cha, là mẹ cũng vứt đi. Thế gian này không ai là cha mẹ vợ chồng con cái của ai hết. Tất cả chỉ là một điểm linh quang đờI đờI không lịm tắt. Cũng là Cam Ranh mà các bạn ở đây nhờ biết họp đoàn, tu nhóm nên giữ vững được phần thực hành, thấu triệt lý thuyết. Quan trọng nhất lạI cũng chính là tình thương, một cần thiết xem ra còn quý hơn vàng trong cái xã hộI gần như băng liệt này.

Trong khi các bạn nam chăm chú xem anh Q chỉ dạy cách ngồI, thương các chị đang quây quần dướI bếp lo bữa cơm đãi chúng tôi. Học xong là đến ăn. Ăn xong thì phảI xả. Xả xong đâu đó thì đến ngủ. Tam đạI sự xem ra rất tầm thường. Tầm thường vậy mà bỏ thử coi, thấy nhà thương liền. Đã nhiều lần chúng tôi dự định lúc sinh hoạt bỏ cái khoản ăn uống. Phiền quá, mất thờI gian lạI khiến các chị trách nhiệm không thể dự chung buổI sinh hoạt. Nhưng tình hình diễn tiến không ổn chút nào. Cứ như thiếu thiếu một cái gì. Không phảI thiếu ăn. Mà thiếu cái tươi vui sống động, cái hoà chung sắc thái, cái nguồn sống tự nhiên. Nó trơ trẽn, gọn lỏn, vô duyên như cô thiếu nữ đẹp mặc áo dài gấm mà quên mặc cái quần. Thế là cùng nhau hứa hẹn: Ăn qua loa, chỉ cần một món, ăn no không cần ăn ngon. Nói vậy chứ không phảI vậy.

Ngoài anh Q còn có Bác V, Bác N như là những sư huynh gắn bó vớI anh em trẻ Vô Vi của Khánh Hòa. Chúng tôi ngồI thành vòng tròn. Các em đứng thành hàng sau lưng chăm chú nghe. Những khuôn mặt thành khẩn. Những ánh mắt khát khao. Tôi nhìn ra được những phần hồn đang dò dẫm hướng đi. Ở đâu có đạo, ở đó có yên vui. Giây phút này, các bạn đang trong khoảnh khắc dứt được phiền muộn, quên mất thờI gian không gian. Các bạn thật sự buông được cái nhọc nhằn của hôm qua và cái mờ mịt của ngày mai. Còn lạI giây phút này vớI một tâm thức tràn đầy hạnh phúc. Các bạn tao ngộ được vớI những ngườI đồng hành, để một lần nữa vững tin chúng ta không cô đơn.

Chị Q và các chị Diên An, Diên Xuân, Diên Khánh đã đãi chúng tôi một bữa cơm ngon bất ngờ. Ai nói chỉ có các bà miền Nam mớI giỏI bày biện nấu nướng. Miền Trung cũng bài bản như ai. Thật khác xa bữa cơm "ngon" ngày hôm qua ở nhà anh T. Nhìn cái bàn tròn chất đầy các tô dĩa bốc khói, tôi ngờ ngợ vị giác của mình có vấn đề. Nào là gỏI dưa, tôm hỏa tiển, gà xé phay, đậu hũ tứ xuyên, toàn là những món chiến. Chưa kể óc xào sà lách, canh khổ qua, canh rau vườn nhà, cơm trắng, sửa đậu nành, nước dừa, nước trà nóng, không làm sao thanh toán hết. Phần tiếc công lao của các chị tất bật từ chiều hôm qua. Phần thương các bạn đường trường xa, chiều nay biết có tìm được một hàng quán nào để qua bữa hay không. Tôi đành hy sinh làm kẻ xấu, mạnh miệng xin vớI chủ nhà cho chúng tôi được sớt nồI, vét chảo, trút sạch chén tô trước khi lên đường. Thật lạ, cái cảm giác mãn nguyện khi đem niềm vui đến cho các bạn đã đánh tan cái hổ thẹn thường ngày.

Trước khi lên đường, chúng tôi đã chia sẻ vớI các chị ở Đất Sét (Diên Xuân?) mỗI ngườI một phong bao lì xì để gọI là chút tình tao ngộ. Ở mỗI nơi ghé qua chúng tôi đều không quên để lạI một vài CD Chơn Kinh mớI nhất và Đặc San Vô Vi. Anh Q đã không quên biếu chúng tôi mỗI ngườI một trái dừa uống nước. Chụp hình lia lịa. Nói cườI rộn rã. Tay bắt tay. Mặt nhìn mặt. Nói sao cho hết nỗI vui. Giờ đây ngồI viết lạI những dòng này tôi cứ nghe như mớI hôm qua. Xin ghi vào tâm những thâm tình quý giá. VớI tôi qua chuyến đi này, kể từ nay tôi đã có thêm những bạn bè mớI để nghĩ về mỗI khi Tết đến.

Xe lên đèo. RồI xe xuống đèo. Giống như cuộc đờI thăng trầm trôi nổI không lúc nào ngơi. Tiếng Thầy trầm ấm đang thay thế Tôn Đường nói lên nỗI lòng từ bi thương yêu con cái trong cuốn băng Phụ Ái Mẫu Ái vang lên. Từ hôm đi đến nay các bạn chỉ thích nghe mỗI cuốn băng này. Chúng tôi đang là những đứa con cần tình Cha Mẹ? Hay là những Cha Mẹ đang xót xa các đứa con lầm lỗI?

Những cái tên đèo Rù Rì, đèo Cả, Vạn Giã, biển ĐạI Lãnh thật xa lạ vớI chúng tôi. Thiên nhiên mở ra trước mắt là biển xanh mênh mông sóng gợn. Những thuyền chài nhỏ lắc lư mang một màu xanh đặc trưng của biển, nằm mõi mệt xơ xác sau một chuyến ra khơi. Xa xa tít mãi chân trờI ánh dương đã chuyễn màu cam như thốt lờI từ biệt. Lòng tôi chùng xuống một nỗI xót xa. Tôi không có tình vớI biển. Biển đã hùa vớI định mệnh cuốn trôi, dìm mất xác hàng vạn anh em chúng tôi. Họ có tộI tình gì mà biển chẳng nương tay. Tôi may mắn thoát nhưng vẫn không thể nào quên. Nên mỗI khi các bạn rủ đi Vũng Tàu sống chung, tôi thường từ chốI vì không thể nhìn mà không liên tưởng. VớI ai, tu là hũy diệt lục dục thất tình. VớI tôi, tu là thăng hoa, là chuyễn hoá chứ không hũy diệt. Có biết ghét, biết hờn mớI biết yêu thương. NgườI không biết khóc thì không thể biết cười. Có đau khổ mớI biết thế nào là hạnh phúc. Buông bỏ chỉ thật sự xảy ra khi con người đã có tất cả. Từ tiểu ác đến đạI ác. Từ nghèo nàn tiến lên tột đĩnh cao sang. Từ vô danh phấn đấu leo lên ngất ngưỡng quyền lực. Có tất cả đồng thờI cũng không tất cả. Con ngườI sẽ cảm thấy cô đơn, thiếu một cái gì đó không thể tìm ra bằng những phương tiện phù du thế tục. Khi đó tâm thức lên tiếng. Hãy buông bỏ hết. Hảy dứt khoát đi con đường khác. Chỉ như thế. Và phảI như thế con ngườI mớI hoàn thành được kiếp nhân sinh.

Chiều xuống chầm chậm, hai bên đường ruộng đồng hẻo lánh, nhà cửa thưa thớt. Miền Trung nổI tiếng nghèo nàn, đất hẹp không có bình nguyên. Nhà ở nhỏ như cái hộp chỉ có bốn bức tường. Gạch đã ngã màu. Mái ngói phủ rêu. Cái nghèo rỏ nét nhất ở những khoảng sân trồng rau, trước hoặc bên hiên nhà. RảI rác vài cánh hoa dạI yếu ớt vươn lên ngẫng nhìn mặt trời. Con ngườI còn chưa được đãi ngộ nói gì đến thiên nhiên.

Vừa qua khỏi ngả ba rẻ vào thị xã Quy Nhơn đường bị gián đoạn. Xe bắt đầu lên đèo Cả. Hai bên là rừng. Đoàn xe nốI dài. Không có tín hiệu nào để biết lý do kẹt đường. Bao tử bắt đầu rên rỉ. Giữa rừng già, trong buổI chiều chạng vạng tốI, các bạn đã độ phần cơm "ăn xin" lúc trưa. Và một miếng cơm kèm vớI một tiếng cườI sảng khoái. Thiên hạ hay đùa vớI nhau: Cái này ngon vì phảng phất khói nhang, ý nói là đồ chùa không mất tiền mua. Nhưng buổI chiều nay, cơm chùa chắc cũng thua xa cơm bụI. Các bạn vừa ăn vừa rốI rít cám ơn cái hành động nghĩa hiệp xin ăn của tôi. Cái bao tữ của tôi nó kiếm chuyện mấy tháng nay, tôi không ăn chỉ đứng nhìn. Và tôi đang lắng nghe. Sự rộn ràng phấn chấn bật ra tiếng cườI của các bạn đã kéo theo sự xao xác của lá hoa rừng núi. Côn trùng bắt đầu cất tiếng ca cám ơn tia nắng cuốI cùng, chấp nhận chia tay nhường thờI gian lạI cho đêm chầm chậm rơi. Tấm màn nhung từ từ khép lạI. Tuồng hát tạm thờI chấm dứt. Ngày mai đờI lạI bắt đầu. Vở kịch mớI lạI được mở ra. Tâm vui là cảnh vật sẽ trở nên thiên đường. Tâm sầu não là địa ngục hiện hình ngay. Ngay lúc đó anh T đã nhận được điện thoạI từ các bạn Bình Dương, báo tin ĐạI HộI Cairns năm nay đã dờI về Canada vì lý do sức khoẻ của Thầy. Đây là lần thứ hai Úc Châu hụt mất cơ hộI đón tiếp Thầy và các bạn. Chắc sẽ không còn cơ hộI nào nữa. Chị D chỉ mặt tôi. Úc Châu tu dở quá mà. Nếu không vậy, sao lạI vậy. Tôi cườI không trả lờI, nhưng lòng tôi lên tiếng. Đúng vậy mà

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 3 : QUẢNG NAM

Xe đến Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng NgảI. BuổI sáng rà tìm một cái quán cà phê ưng ý không ra. Gần 8 giờ mà nhiều hàng quán còn chưa mở cửa. RảI rác có tiệm cà phê thì lạI quá nhỏ không đủ bàn. Thật khác xa Sài Gòn và các tỉnh Miền Nam. Chỉ nộI cái chợ Bình Dương tỉnh lẻ của tôi mà chợ đã ì xèo suốt ngày đêm. Lúc nào cũng có chợ. Chợ lẻ ban ngày dọn vô là chợ sĩ ban đêm dọn ra. Hàng quán bán ăn thì suốt 24 tiếng một ngày. Ban ngày bán theo sinh hoạt của chợ. TốI đến dành cho khách nhàn du thừa bạc lắm tiền. Suốt đêm đến sáng dành phục vụ bà con lao động cực nhọc cần thêm năng lượng bồI dưởng. Muốn biết mức sống của dân cao thấp như thế nào. Trước nhất là đến chợ. Sau nữa là hàng quán. Thức ăn càng xa xỉ, phẩm chất càng màu mè chứng tỏ dân tình sinh hoạt trù phú, kinh tế nơi đó phồn thịnh.

Xe chạy một quảng đường khá xa mớI tìm được quán cà phê Hương Cau. Rộng rãi. Thoáng mát. Sạch sẽ. Quán trồng một giàn cây si? sát đường lá xanh thưa thớt. Bước vào mấy bước đụng một hòn non bộ sơ sài. RảI rác những cây dừa kiểng. Không có cau sao đặt tên là Hương Cau. NgườI ta cứ thích cái huê mỹ, ngọt ngào thơm tho nên cứ bị lừa. Bù lạI, vợ chồng chủ nhân còn rất trẻ lại cởI mở thân thiện. Đi ngoài này kinh nghiệm cho biết, ngày nào hên là gặp được các đốI tác mặt mày hiền lành dể chịu, ăn nói nhẹ nhàng không gắt bẩn. Nhất là giá cả phảI chăng. Còn có chút tình đồng bào, nghĩa anh em. Nếu không thì ngày đó coi như gặp hạn Bà La Sát hay Công Chúa Thủy Tề.

Chúng tôi điểm tâm vớI bánh tét của các chị thiền đường Duyên Lành Cũ Chi và củ cảI muốI nước tương của chị P. Tôi chưa từng thấy đòn bánh tét nào gói đẹp như vậy. Không phảI chỉ đẹp mà còn rất ngon. Bánh tét mà ăn vớI củ cảI muốI, tôi nghe như Tết chưa đi mà Tết đã quay về. Xưa, bánh tét đặc biệt chỉ dành cho ngày Tết. Giờ, có phảI vì tiến bộ văn minh hơn hay vì dân tình thất nghiệp khó kiếm kế sinh nhai. Nên bà con ai có biệt tài gì thì dở ra kiếm sống. Chợ bây giờ ngày thường dưa hấu cũng tràn lan. Bánh tét. Bánh chưng. Bánh dày chỉ là những thức ăn điểm tâm bình thường, không còn dáng vẻ tượng trưng cho ngày Tết cổ truyền nữa.

Đã nhiều năm qua tôi không dằn được ham muốn khi nghe có ai đó nhắc tên Phố Cổ HộI An. Lần đi này ghé thăm các bạn Quảng Nam, tôi sẽ có cơ hộI thực hiện mơ ước. Xe đã vào thị xã, các bạn đã lo dùm khách sạn, giờ chúng tôi chỉ việc đến nhận phòng xong đi dùng cơm trưa. Thật là tiện lợI, đở tốn thờI gian phảI chạy vòng vòng kiếm chổ ngủ. Đến nơi đã thấy lúp súp người. Chào hỏI nhau xong, chúng tôi lần lượt dờI valy khỏI xe. Bỗng nghe có tiếng: khoan, chờ một chút (sao giống sắp vô vọng cổ quá), khách sạn này mắc quá, để chị D là thổ địa ở đây đi kiếm khách sạn rẻ hơn. Chúng tôi thơ thẩn đứng ngồI đợI chị D và các bạn đi dò tìm. Nhân viên khách sạn ngạc nhiên, sao cái xe đò nằm chình ình một đống chiếm hết sân mà bà con chưa chịu vô nhận phòng. Họ mờI chúng tôi đi xem phòng, trình bày giá cả phảI chăng. Một nhóm nhỏ thương lượng xin bớt. Đây là nhà nghĩ của cơ quan nên các cô tiếp viên không có thẫm quyền định đoạt. TộI nghiệp chị D, cá nhân chị là một Việt Kiều đạI gia. Chị dư khả năng nhưng thương các bạn, chị luôn tìm đủ cách có thể để tiết kiệm dùm các bạn. Theo tôi đây cũng là một việc làm có thể gọI là từ thiện.

TộI nghiệp chị D bao nhiêu thì càng thương các bạn Quảng Nam bấy nhiêu. Từ 8 giờ sáng các bạn đã tụ họp ở đây để đợI chờ đón tiếp chúng tôi. Đã qua hơn 1 giờ trưa. Nắng như đổ lửa. Các bạn rụt rè không dám cản mà cũng không dám ý kiến nhưng nét buồn hiện rỏ trên mặt. Nhiệt tình trao ra mà bi chê bai từ chốI. Nếu không buồn thì không phảI là con người. Con bò có cỏ thì ăn. Nó không biết cười. Không có cỏ nó ăn rơm, không có rơm nó nhịn, cũng không biết buồn. Như vậy con bò đã thanh tịnh rồI sao? Chữ thanh tịnh này, thật tình mà nói, khó quá.

Anh T xin phép đoàn đi thăm Bác H bị té gảy chân mấy tháng trước. Chúng tôi gởI tặng bác chút đỉnh tiền thang thuốc. CuốI cùng Chị D về, mặt mày đỏ lơ đỏ lững vì nắng. Giá cả xê xích không bao nhiêu. Đương nhiên là chúng tôi phảI chọn ân tình. Dọn vô. Lúc đó bà con vừa mệt vừa đói. Lên xe đi ăn cơm. Thiệt giống y như lính đi hành quân.

Xe chạy loanh quanh chừng một đoạn đường ngắn, dừng lạI trước tấm bảng Quán Cơm Chay Quang Minh. Quán đang có đông ngườI, nhưng các bạn đã đặt sẳn phần cơm, nên chúng tôi được dành nguyên một dãy bàn dài. Đồ ăn được dọn ra từng dĩa nhỏ. Màu mè, nêm nếm không hạp khẩu vị của tôi. Tôi thấy mình còn chưa bỏ được cái tật "dòm ngó sâu xát". Có phảI nhờ cái tật đó mà bài phóng sự của tôi có "nhiều chuyện" để đọc hay không. Y chang. Chị D kêu một tô Cao Lầu. Tôi cũng bắt chước. Ăn cho biết. Lúc tôi còn nhỏ khoảng thập niên 50. MỗI lần Cha tôi dẫn cả nhà đi Kim Chung ĐạI Thế GiớI (giống casino bây giờ). Cha tôi đánh bài, chúng tôi có trò chơi của con nít, mê lắm. Chơi chán đến khuya trước khi về, Cha tôi hay dẫn chúng tôi đi ăn Cao Lầu. Nếu tôi nhớ không lầm, Cao Lầu lúc đó là một nhà hàng Tàu hạng sang có lầu, có bán vi cá chánh phẩm, bào ngư chánh hiệu, toàn đồ mắc tiền. Chứ Cao Lầu không phảI là một tô mì có đậu phọng, hành phi, nước tương như bây giờ. (Đây là Cao Lầu chay, chứ Cao Lầu mặn thì có thêm thịt) Lạ quá. Mà ăn thì tàm tạm gọI là. NgồI ăn cơm mà hai chân bị muỗI chích ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Bà chủ rất vui, nhiệt tình thăm hỏI chúng tôi ăn có vừa miệng hay không. NộI cái cữ chỉ thân thiện này đã đủ chuộc lạI hương vị của món ăn.

Ăn xong đến cái màn dành nhau trả tiền. Các bạn dòng họ Quảng nghe đâu triền miên bị bão lụt, mất mùa. Kỳ này vì đón tiếp bạn đạo mà phình bụng làm bảnh hay sao. Hay là Bình Dương đã giao lưu ân tình thâm hậu vớI Quảng Nam trong quá khứ. Giờ các bạn nhất định dành tiền ăn, cả luôn tiền phòng. Dầu thế nào đi nữa. Tôi và các bạn nhất định phản đối. Đùa qua, kéo lạI, khiến bà chủ và nhân viên trong quán cũng phảI bật cười. CuốI cùng, chúng tôi phảI nhường một bước. Tiền ăn, Quảng Nam gánh. Tiền phòng, phần của đoàn lo.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 4 : PHỐ CỔ HỘI AN

RờI quán ăn, chúng tôi đến phố cổ để tham quan các di tích. Sau khi mua vé, chúng tôi lần theo đường nhỏ dẫn vào khu phố. Hai bên đường các cửa tiệm bán áo quần bày la liệt y phục Tây Phương. Tranh vẽ, sơn mài, vật dụng mỹ thuật làm bằng tay được bày bán tràn lan trên lề. Cô hướng dẩn hốI chúng tôi đi nhanh để xem kịp khoản 5 di tích trước khi đóng cửa. Đầu tiên là cái nhà của một gia tộc ngườI Tàu đã đến lập nghiệp đầu tiên ở HộI An. Nhà cất bằng cây đặc biệt màu đen có thêm cái gác lững vớI lốI kiến trúc rườm rà, không gian vì vậy nhỏ hẹp mắt nhìn. Trên tường có những khung thư pháp viết chữ Tàu. Bộ bàn ghế, cột kèo đều chạm hoa văn uốn lượn rất tĩ mĩ. Du khách ngoạI quốc có phần đông hơn ngườI Việt. Cái cầu thang lúc lắc quặn mình kêu lớn tiếng vì những bước chân dồn dập của khách tham quan. Tầng dướI chấm dứt vớI cái phòng bán quần áo ngủ may bằng lụa nỗI tiếng của VN. Có thêm tranh thêu tay, đẹp, công phu tinh xảo. Tầng trên bán đồ mỹ thuật bằng gổ màu đen và bằng đá đủ màu. Cô hướng dẫn mờI chúng tôi dùng trà trong những cái chung nhỏ xíu. Ngoài trờI nóng, vô nhà hơi nóng cộng thêm hơi ngườI càng bốc lên dữ dộI. Lý ra ban quản lý di tích nên để nhiều bình nước đá lạnh cho du khách được uống tự do tốt hơn. Chứ cái chung trà nhỏ xíu ghi dấu ấn cổ xưa không nói thêm được điều gì. Tiếng chân ngườI rầm rập, Tiếng nói chuyện ồn ào làm náo động thần kinh. Cảm giác ngột ngạt đẩy tôi đi nhanh ra đường. Các bạn say mê chụp hình trước cái Chùa Cầu.

Chùa do ngườI Nhật xây cất trên một cái cầu bắc ngang con rạch. Chùa ở đây hầu như không thờ phật mà chỉ thờ thần. Hôm đó du khách Nhật chiếm phần đông, xí xô xí xào vớI đầy vẻ tự hào. Họ ghé đây chụp hình lưu lạI một kỹ niệm của tổ tiên, những ngườI vượt gian nan đi khai phá vùng đất lạ, hoặc đã là những kẻ xâm lăng dành đất của các giống dân hiền hòa. Chỉ đi vài bước trên một cây cầu gổ, giữa có bàn thờ của vị thần trấn chùa mà ngành quảng cáo du lịch tô huyền thoạI kỳ bí đến nức lòng khách lãng du.

Qua khỏI Chùa Cầu, rẻ bên mặt là nhánh của con sông Thu Bồn, bờ đã được kè xi măng sạch sẻ. DướI sông vắng vẻ những con thuyền, nước trôi lờ đờ buồn tênh. Khúc sông này có lẽ chỉ dành làm nơi trình diễn hộI hoa đăng mỗI khi đến dịp lễ hộI đặc biệt của địa phương. Dọc theo đường những dảy nhà gổ củ kỷ vớI mái ngói âm dương, có cái đã bị phủ rêu, cửa ngỏ hẹp té nằm sát khít khao. Phần nhiều đã biến thành quán ăn, nhà hàng ngoạI quốc. Tây Tàu Úc Âu có đủ. HộI An khi xưa là một bến sông nơi các ghe thương hồ giao dịch mua bán. Phố chỉ vỏn vẹn một con đường sát sông chạy thẳng. Ngoài công phu chạm trổ cửa cổng, vòm cửa, đặc biệt tất cả nhà đều dán những miếng giấy chữ tàu màu đỏ như để đuổI tà. Nhìn là biết ngay xóm làng của mấy chú Ba. Chuyện đờI đã thay đổI mà lòng ngườI càng thay đổI nhiều hơn. Thế giớI đang sống trong những ngôi nhà kiến trúc tân kỳ tiện nghi tuyệt kỹ, thì lạI thấy lạ và quý những công trình cổ xưa. Việt Nam là một trong những nước nghèo, chậm tiến nhất thế giớI nhưng muốn tìm một căn nhà cây vách ván, mái ngói âm dương thật không biết tìm đâu ra. Ở xứ nhiệt đớI nóng bức quanh năm, loạI nhà này thật rất thích hợp về mùa hạ, cái nóng bị đẩy lui khá nhiều. NgườI Việt mình rất giỏI tài bắt chước. Họ đã copy toàn bộ chất lượng, hình thức, màu mè những cái nhà gổ của HộI An đem đi khắp tứ xứ để làm quán cà phê. Năm trước trong dịp đi Đà Lạt, tôi đã vào một quán cà phê hạng cao cấp. MỗI không gian là một cái nhà nhỏ HộI An được sao y bản chánh. Bộ đồ trà, ly tách cà phê, ghế ngồI, tất thảy đều lấy kiểu HộI An. Con tôi cho biết: Mẹ khỏI đi HộI An, đến đây là Mẹ đã nhìn thấy HộI An rồi. NộI BD tỉnh tôi đã có 2 quán cá phê nỗI tiếng, trang trí xây dựng y chang.

Ngôi nhà cổ thứ hai được giớI thiệu lớn, thoáng hơn, hình như là một cái rạp hát. Ngay gian đầu có một cái bệ thấp dùng làm sân khấu. Một tháng hay một tuần? sẽ có trình diển ca kịch theo lốI cổ? Nhà có 3 gian hàng. Một, bán những hình tượng làm bằng rể cây tre, đẹp, lạ. Nhưng đơn sơ lắm. Kế đến là gian hàng bán đèn lồng giống y đèn ở Chợ Lớn, nhưng có lẽ chất lượng hơn. Thêm hai cái kệ bán tượng phật, các con thú bằng đá. Những món hàng này chúng ta có thể thấy tràn lan ở những gian hàng bán đồ Mỹ Thuật ở miền Nam. CuốI nhà là một cái phòng nhỏ bày bán đồ trang sức ngọc, cẩm thạch. Chúng tôi đi không đúng mùa lễ hộI nên không nhìn thấy được cái độc đáo đặc biệt của HộI An. Ngược lạI còn phảI chứng kiến cảnh đường sá bị đào xớI lật tung lên. Đất đá, ống cống bày biện ngỗn ngang. Nước đất hòa lẫn nhão nhẹt, trây trét tràn ngập lề đường đến không còn chổ bước. Có lẽ họ đang chỉnh trang lạI thành phố để bảo tồn hay để tổ chức một lễ hộI đặc biệt. Miền Trung trong đó có phố cổ HộI An nằm sát sông Thu Bồn, mỗI năm bảo lụt hay về thăm viếng. Cứ vậy mà đường sá, nhà cổ đều theo con nước mà lần hồI xiêu đổ hoang tàn.

Tiếp theo, Cô hướng dẫn đưa chúng tôi vào một ngôi chùa cổ của bang Triều Châu. Qua hết cái sân có hai ba cây sứ trắng, bước lên bậc thềm là chánh điện. Đứng tạI đây nhìn một cái đã thấy hết ngôi chùa. Không còn chổ nào để tiếp bước. Cô hướng dẫn bắt đầu nói về lịch sữ của ngôi chùa. Các bạn mãi mê chụp hình. Nhìn đi nhìn lạI chỉ có mấy que. Đã không ai tò mò muốn biết nguồn gốc xây dựng hay tên tộc của ngườI chủ chùa năm xưa. Cô hướng dẫn mờI, các bác lên chánh điện thắp nhang… để xin xâm. Không ai nhúc nhích. Cô đang gặp đệ tử chánh hiệu của Phật. Mấy cái trò mê tín vớ vẫn này không có trong tư tưởng chúng tôi. Nói vậy chứ trước khi bỏ ra ngoài, tôi nhác thấy có vài bạn cũng đã bước lên.

Đi bộ một dọc dài nữa, nhìn cho hết những ngôi nhà củ kỹ có dây leo phủ từ trên mái xuống đến mặt đường. Nhìn những bộ quần áo thờI trang màu sắc lòe loẹt nằm chen chúc trong những ngôi nhà, tôi cảm giác như bị rớt mất một vật trân quý. Thế giớI đã thay đổI quá xa mà Việt Nam vẫn chưa thoát được cảnh nghèo. Nên trước một di tích cổ quý báu như vậy ngườI ta vẫn đành lòng để xen vô sinh kế. Trước khi đến HộI An, trí tưởng tượng của tôi cứ mơ màng dòng sông Thu Bồn lơ lững những chiếc xuồng ba lá mỏng manh, đậu hững hờ lắc lư theo gió. Sân trước trồng cau, sân sau trồng dừa. Nhà ngói phảI ba gian hai chái lợp ngói âm dương. Và tất cả những sinh hoạt của thờI xa xưa sẽ được tái thể hiện như nguyên bản. Tôi lầm, vì đây là Phố Cổ của ngườI Tàu tha hương đến VN lập nghiệp. Tất cả nhà cửa trang trí, chùa chiền đều rập khuôn Trung Quốc. Dân Việt mình đã bị Tàu đô hộ cả ngàn năm, sót lạI chút di tích ngoạI lai cũng là điều hẳn nhiên.

Ngang qua cái chùa của bang Quảng Đông, cô hướng dẫn mờI chúng tôi vào nhưng không ai hưởng ứng. MọI ngườI đi bộ nãy giờ đã thấm mệt, tỏ ý muốn về cho mau. Chương trình đi thăm phố cổ chấm dứt không để lại một dư âm kỳ thú nào, ngược lạI tâm tư tôi lạI thêm nhiều xốn xang không nói được thành lời. Cảm giác y như nhìn thấy một bà xẩm già lưng còng vì năm tháng, lạI sinh hoạt trong một gian hàng quần áo thờI trang, thật chẳng xứng chút nào. Du khách đến đây họ sẽ nghĩ gì? HộI An chỉ còn cái tên kêu, hồn đã xuôi ngược phương nào? Một vùng đất của VN mà không phảI VN.

RờI Phố Cổ, chúng tôi đến Chùa Nam Tông để dùng cơm chiều. Anh S bạn đạo mớI, ngườI chăm lo quản lý chùa, di sản của ngườI Ông cũng là Hòa Thượng trụ trì. Chùa đã gần như đổ nát. Không có tăng sĩ nhiệm tu. Có mấy ngườI làm công quả, ngày rằm, ngày lễ họ đến để nhang đèn cúng kiến. Bửa cơm chiều hôm may là do chị S và bà con xa gần phụ giúp. Tôi ghi nhận tấm tình của bạn đạo cũng như các chị em Quảng Nam thật chân chất. Chân chất như cây lúa ngàn đờI chung thủy vớI nông dân, những ngườI ngữa mặt lên ngó trờI, cúi xuống chỉ thấy đất. Các bạn hưởng ứng nhiệt tình vớI dĩa gỏI bắp chuốI, món rau xào, canh kiễm nước cốt dừa, xà lách trộn dấm. Ăn xong trờI chạng vạng tối. Chúng tôi ngồI quay quần trước cửa chùa chuyện trò vui vẻ. BuổI sinh hoạt chánh thức dành cho buổI sáng mai.

Sáng hôm sau chúng tôi dùng điểm tâm tạI chùa Nam Tông. Phần cơm buổI trưa mang theo, chúng tôi đã nhờ chị S và các bạn lo dùm. Anh Q tiếp tục giúp các bạn sửa lạI sống lưng. Phần đông đều ngồI rất khá. Chỉ có một anh, tôi đã quên tên. Khung xương của anh đã hoàn toàn xiêu vẹo khó mà chĩnh trang. Dù anh có cố gắng cũng tàm tạm. Trường hợp này, theo tôi chỉ còn cách vận dụng tâm thức. TuổI cao, sức yếu, khung xương đã quá cứng, xem như phần xác khó vận dụng. Hiểu cho thấu đáo con đường phảI đi để tiến bước. Thiền là tiếp nguồn năng lực nộI tạI, hầu có thể đạt an vui trên đường dong ruổI trở lạI quê xưa. Đừng quá lo lắng, ái ngạI vì thân xác không được hoàn chĩnh. Bác H đã ngâm hai bài thơ cảm tạ sự thăm viếng của chúng tôi. Bác thấp ngườI, nhỏ thó so vớI Bác Trí bên Mỹ, nhưng thơ phú chắc không thua. Có một điều thật vui là cách phát âm của ngườI Quảng Nam, chúng tôi cố lắm vẫn nghe không ra. Các bạn Điện Bàn không có nạn đề như các bạn Cam Ranh. Tất cả đều cố gắng hành pháp cho dù sinh hoạt thường ngày rất khó khăn. NgườI vất vả kiếm miếng ăn khi đến vớI tâm linh phảI có trí tuệ giác ngộ cao. PhảI thật thông minh. Nếu không vậy sự nghèo đói khiến họ cứ mãi cầu xin Thượng Đế ban lương thực, ban của cải. Họ chưa thể vượt qua giai đoạn tâm lý cùng quẫn. Cho nên con đường tâm linh lúc nào cũng dể dàng hơn cho ngườI nhiều phương tiện vật chất. Kỳ này có 3 bạn sẽ ra Bắc dự khoá sống chung Sapa vớI chúng tôi.

RờI Quảng Nam, xe đi ngang Đà Nẳng. MọI ngườI đều muốn ghé Ngũ Hành Sơn, một thắng cảnh nỗI tiếng của thành phố Đà Nẳng nhưng không đủ giờ.

BuổI trưa chúng tôi ghé tiệm cà phê mua cơm trắng dùng chung vớI thực phẫm chay của chị S đã nấu dùm. BuổI chiều xe ngang thành phố Huế. Bức tường thành Nội buồn bã giữa cảnh ồn ào náo động của xe cộ dập dìu. Hàng cây xanh đốI diện bên nay đường còn vương chút thơ ngây. Huế hẳn còn đó vớI những tà áo dài trắng tha thướt chiều tan học. Hẳn còn đó khúc ca ngâm Cầu Tràng Tiền sáu vạI mườI hai nhịp. Nhưng lạI thêm một cái gì đó, khuất lấp bên kia bờ sinh tữ luôn làm nao lòng khách lãng du. Tôi nhìn mà như không thấy: Cái lẫm liệt oai nghi của trường thành cùng vớI nét lịch sữ kiêu hùng của dân tộc. Tôi chỉ thấy những phận ngườI bền bĩ cam chịu những oan khiên đã theo nhau ùn ùn đổ xuống.

. Đến hôm nay chúng tôi đã vượt qua 770 cây số. Đêm nay chúng tôi nghỉ lạI Huế để mai bắt đầu đi vào địa phận Quảng Trị. Khách sạn cao 4 tầng, bề thế bên ngoài mà bên trong không có gì cả. Nhất là vệ sinh quá tệ. Nhà tắm quá củ. Vòi nước sứt tay gảy gọng. Phòng chật hẹp. Máy lạnh chạy ầm ầm mà chẳng đẩy lùi được cái nóng. Thôi thì ráng chịu qua đêm, rồI mai chắc chắn trờI lạI sáng.

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 5 : QUẢNG TRỊ - QUẢNG BÌNH

Quảng Trị, Quảng Bình có những địa danh như Đông Hà, Gio Linh, Đồng Hới là những chiến trường nổI tiếng khi xưa. Lúc đó đàn bà chúng tôi chỉ biết ngồI nhà xem ti vi, nghe tin tức rồI sợ hãi. Nếu tôi còn là tôi hôm xưa, giờ này tôi chắc phảI ngừng lạI bên cầu Hiền Lương để nhìn cho rỏ dòng sông Bến Hải. Nước sông cũng đục màu phù sa đâu khác gì con sông ở quê tôi. Sao nó lạI dự phần thành một chứng nhân lịch sữ. Cây cầu Hiền Lương, tên hiền hòa đôn hậu như vậy mà đã từng rạch ròi phân chia quê hương tôi thành hai mảnh. May mắn cho tôi, tất cả đã là quá khứ, đã mất dấu trong tôi. Con đường hôm nay tôi đi hoàn toàn khác hẳn. Tôi không còn so đo tìm tòi lỗI phảI của ai. Chỉ xin từ giờ trở đi, TrờI Phật thương tình con dân VN, đừng đổ trút thêm thiên tai, thảm cảnh. Các nhà lảnh đạo ngồI ở trên, xin hãy nhìn ngó xuống. VN nghèo quá, nghèo đến rớt nước mắt khan mà không cần phảI khóc.

Xe đến Đồng HớI, các bạn ghé khách sạn quen Thiên Phú. Bà chủ bất kể mưa gió đã vui mừng ào ra đón tiếp chúng tôi. Sao có ngườI tữ tế đến vậy. TrờI mưa rả rít, gió thổI phần phật, đường ướt trơn trợt. Khách sạn nằm ở ngoạI ô. Xung quanh chỉ có đồng trống. Lệ thường hai chị D cùng nhau thương lượng giá, xem phòng rồI quyết định. Hôm nay có hơi khác một chút vì là chổ quen. Bà chủ đã tiếp đãi rất ân cần của chuyến đi năm ngoái. Nên tôi và các bạn ngồI chờ ngoài xe, yên tâm sẽ có được một đêm nghĩ ngơi thoảI mái. Sự thật trái vớI dự tưởng rất xa. Có ai tưởng tượng được năm 2008 mà còn một khách sạn 4 tầng lại không có nhân viên phục vụ. Chỉ có bà chủ và thằng con tật nguyền. Nó vừa câm vừa điếc. Thế sự gì đây. Tôi lạc vào truyện cổ tích. Bà Phù Thủy, Công chúa Bạch Tuyết và 1 chú lùn hay là gì? Tiền phòng không rẻ. Phòng đóng đầy bụI từ dướI sàn lên đến trần. Toilet còn kinh khũng hơn. Bồn rửa mặt đóng đất đen quằn quện. Bồn cầu nước ngả màu vàng vì quá lâu không dùng. Sà bông rữa mặt, kem đánh răng, bàn chảI, khăn lông, tất cả đều nằm yên trong kho. MọI ngườI la toáng kêu tên bà chủ. Bà ta chạy không kịp. Thật ra chúng tôi không hề dùng dụng cụ nhà tắm của khách sạn. Nhưng không có sẳn một món nào chứng tỏ đã rất lâu khách sạn không có khách. Làm ơn cho mượn cây chổI vớI cây lau nhà, tụI tui sẽ tự lau. Thay dùm tấm drap trảI giường vớI mấy cái áo gối. Mở dùm máy lạnh. TrờI ơi! Khách sạn gì kỳ cục vậy. Không có cái gì hết. Dơ quá trời. Đi chổ khác đi. MọI ngườI chạy lên chạy xuống cầu thang réo tên bà chủ. Tôi nghĩ đến cái địa danh Đồng HớI, tên của ngườI Chàm. Ý nghĩa thật của nó là gì, tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ nó đúng là một cái đồng trống mênh mông, dù có la hơi hớI hay hơi hờI cũng chẵng ai nghe. Bà chủ đâu khoảng 50 ăn diện loè loẹt, miệng cườI héo hắt, như thiếu phụ mong chồng bận giang hồ tứ hải chưa chịu về. Dạ! Dạ! em đem lên liền. Chừng 20 phút sau bả trốn mất tiêu để thằng con ứng phó. TộI nghiệp, cái đầu của nó bị tật cứ gục gặc liên hồi. Nên chi mình không biết nó gật vì nghe kỹ yêu cầu hay vì bịnh tật. Chúng tôi cứ nói và nó cứ gật. Không có gì khá hơn. Sau cùng, mọI ngườI phảI tự dọn phòng. Xuống kho lục lấy đủ đồ dùng theo ý mình muốn. Biết vậy vừa nhận phòng lo dọn là đâu mất đến hơn 1 tiếng mớI được ngã lưng.

Đặt lưng nằm xuống nghĩ mà thương và cám ơn các bạn Quảng Nam vô cùng. Cái khách sạn mà các bạn đặt phòng dùm rất sạch, ngăn nấp và thoáng mát. Trần nhà cao. Xung quanh có nhiều cây kiểng, cái nóng không thể bén mãng. Thật ra tiền nào của nấy. Chúng tôi và một vài ngườI trong đoàn có điều kiện đi nghĩ một nơi tiện nghi hơn. Nhưng như vậy thì còn gì là ân tình, là chia sẻ, là hòa điệu. RồI thì cũng qua đêm. Quan trọng theo tôi, bất cứ một dịp nào tôi được quan hệ vớI nhiều thành phần khác nhau họp lạI, là một cơ hộI để tôi học bài nhẫn, bài hoà. Ông Tám nói hoài: Các bạn xuống thế gian chỉ để học nhẫn học hoà rồI về. Từ hôm đi đến giờ không nghe ai nhắc đến hai chữ thanh trược. Như con chim bị nhốt trong lòng. Tất cả đến đêm là phảI bật dậy ngồI thiền. Không còn có thể chọn lựa chổ ngồI, khung cảnh để gọI là “khử trược lưu thanh”. Nhưng thật khó đạt được sự êm dịu như lúc ở nhà, ngồI vào chổ quen thuộc. Đi chơi thấy động nhưng có cái thông thoáng, học hiểu được nhiều điều mớI lạ của bạn của người. Ở nhà nhắm mắt tu, dể tịnh nhưng không đốI cảnh là chưa thật sự quán thông. Sự việc nào cũng có cái hay của nó. Vô Vi, Ông Tám dạy đờI đạo song tu là vậy.

RờI Đồng HớI, chúng tôi đi ngang Hà Tĩnh để vào Nghệ An. Theo đường cứ ghé quán ăn mua cơm trắng, luộc thêm rau là có buổI cơm ngon lành. Đến hôm nay các chị dở thêm món khô chiên làm bằng đậu hũ ky quết vớI chao, quá ngon. Xin cám ơn nhà bếp.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 6 : MIỀN BẮC - HÀ NỘI

Đúng 6 giờ 30 phút chiều ngày 19 chúng tôi vào đến ranh giớI thủ đô Hà Nôi. Xe phảI dừng lạI trình giấy xin phép nhập đô. Giống y như lúc từ Pháp đi Tiệp Khắc dự ĐạI HộI Thanh Tịnh. Cảm giác đã đến mà còn phảI ngồI bó rọ trên xe để chờ sao khó chịu, bực bộI vô cùng. Bạn Giang T chạy đến mừng rỡ. Qua làn kính mờ đục vì mưa, không ai nhận ra ai nhưng cảm giác vui mừng như khi gặp lại ngườI thân từ xa mớI về. Chú tài chạy đi trình giấy mãi hơn nữa tiếng, quay về vớI cái lắc đầu. Tôi quên thủ tục “đầu tiên”, giờ phảI quay lạI, bà con chịu khó chờ thêm một chút. Hà NộI đích thị là thủ đô của Việt Nam. Mà chú tài trong thoáng chốc tưởng nhầm là thủ đô Sydney chắc.

Xong rồI, lên đường. Xe chạy theo bạn G-T để về khách sạn nghỉ qua đêm. Lạy trời. Lạy phật cho con gặp một chổ nghỉ sạch sẽ. Tôi lầm thầm vớI mình. Năm sau nếu có đi, vấn đề khách sạn phãi lưu tâm hàng đầu. Xe chạy loanh quanh ngoạI ô Hà Nội. Tiếng động ầm ầm, xe cộ chen nhau bất kể luật lệ, thật giống Sài Gòn. Nhiều con đường cũng đang bị đào bớI lên như ở HộI An. Nhà cửa kiểu cọ thật rốI mắt. Bắt đầu kể từ các thành phố của miền Trung ra đến đây, nhà cửa xây cất không theo một mô hình kiến trúc đặc trưng nào. Pha trộn hỗn tạp. Và sự pha trộn theo đuôi, bắt chước của ngườI đi trước, một sự lập lạI nhàm chán không có trí tuệ. Cứ nhà lầu là có cái tháp ở tầng trên, chụp thêm một cái cũ hành. Nhìn là biết ngay kiến trúc của đàn anh Liên Sô xa rồI trong quá khứ. NgườI ngoạI quốc khi đi ngang những vùng đất này không biết họ nghĩ sao. Riêng tôi, tôi nghĩ đây đích thị là vùng đất của những ngườI bị nô lệ. Nhiều khi nghĩ luẫn quẫn về đất nước rồI tôi tự chán một mình. Việt Nam có 4 ngàn năm văn hiến mà Đà Lạt thì nhìn một cái đã biết lệ thuộc Pháp. HộI An ngó sơ đã thấy hình ảnh mấy chú Ba. Giờ thì các cô cậu ở những thủ đô thành phố lớn ăn mặc rập khuôn Hàn Quốc kim chi. Cái áo bà ba, áo dài tha thướt chỉ còn trong những lễ hộI cổ truyền. Đàn bà con gái bỏ ruộng, chê đàn ông VN, theo về giặt khăn lục túi cho mấy ông ĐạI Hàn, Đài Loan, Trung Quốc. Các thanh niên quyết dành lạI cái chí khí anh hùng dân tôc nên hè nhau bỏ làng ra đi xứ ngườI lập nghiệp. Con đường làng, lũy tre, cây đa cũng bị nếp sống văn minh hào nháng bức tữ không thương tiếc. Chừng vài chục năm nữa, Việt Nam sẽ là một đất nước tạp nham. Thực trạng này quy kết tộI cho ai? Tất cả đều phải chia phần không thể đổ thừa cho riêng một ai.

Xe chạy từ từ chen vào thành phố. NgồI trong xe chỉ được nhìn thẳng tớI trước, hai bên đường là những dãy nhà cao lêu nghêu lổm chổm, không gian bít bùng muốn kiếm một mảng trờI xanh thật khó. Tôi thấy mình giống một bà mẹ chồng hắc ám, mớI gặp con dâu chưa kịp chào hỏI đã tỏ ý chán chường. Chậm rảI, còn 36 phố phường, còn Hồ Gươm, Chùa Một Cột, còn hoa sửa lung linh chiều Hồ Tây lộng gió…

G-T đưa chúng tôi đến một nhà nghỉ trong hẻm, cũng lạI quen vớI V-H. Bây giờ nghe từ quen đã cảm thấy lo. Thiệt y chang. Thôi thì phảI tự lau chùi quét dọn, thay drap giường, áo gối. Có một con bé phục dịch, chừng 14 tuổI ốm nhom, nó chạy lên chạy xuống cầu thang đến xanh mặt mày. Tôi nghiệp quá. Con cháu của mình tuổI này còn đi học, ăn cơm còn chưa biết rửa cái chén. Con cháu nhà ai mà đoạn trường lạI sớm dẫm chân như vầy. Những hình ảnh này đánh động tâm thức tôi mãnh liệt. Bù lạI, buổI sáng thức dậy bước xuống lầu đã có ổ bánh mì nhét chả nóng hổI của bạn đạo Hà NộI mang đến. Một đêm ngủ chập chờn tiêu hao năng lượng. Sáng ra có ổ bánh mì thơm ngon thật sung sướng. Chả chay Hà NộI ngon lạ lùng. Vừa dòn, thơm, gia vị rất vừa miệng. Tôi vừa ăn vừa ngẫm nghĩ. Nhưng chịu thua, tài nghiên cứu thức ăn của tôi hôm nay đi lạc đâu mất. Cái này chắc phảI về hỏI lạI Chi Tư L, sư phụ làm chả chay nổI tiếng của chợ Long Thành.

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 7 : TRỤ SỞ GIÁC THỨC - HÀ NỘI

Xe chạy lòng vòng một quảng khá xa. Nhà cửa nộI thành phần lớn còn giữ được nét xưa. NgườI ta xe cộ cũng rầm rập chèn sát nhau. Nhưng nhịp độ rốI rắm đã được bóng mát của những hàng cây hai bên đường làm dịu đi.

Trụ Sở Giác Thức nằm trên tầng cao nhất của một trong những căn lầu tạI đây. Hà NộI dọc theo đường có rất nhiều khu cao tầng xây đẹp không thua ngoạI quốc. Đó là bên ngoài, còn bên trong như thế nào, có đạt tiêu chuẫn quốc tế hay không, thật khó đoán.

Vừa đến nơi đã thấy các bạn đứng sẳn đón đợI chúng tôi. Đi thang máy lên đến lầu 12, vừa qua khỏI cánh cửa lọt thõm vào bên trong, một khung cảnh sang trọng sạch sẽ sáng sủa hiện ra. Thật ngoài dự tưởng. Từ miền Nam ra đến đây, trên đường đi tôi gặp quá nhiều “kỳ cục quan” nên không thể ngờ trụ sở lạI bề thế sang trọng như vậy. Kiếng Vô Vi hình nữa vầng trăng chiếm nguyên một mảng tường phía nam. Ti vi, giàn máy nằm bên phảI đang chiếu hình ảnh ĐạI HộI Vô Vi Thái Lan. Đứng ngay ban công chúng ta có thể nhìn thấy bao quát cả thành phố Hà NộI nằm bên dưới. Bộ sô pha bọc hết nữa vòng tường đốI diện kiếng. Trên bệ một bình hoa thật tươi. Màu xanh của lá. Màu trắng của hoa phốI vớI màu kem của tường cho ta cảm giác dịu mát. Nhà bếp rộng rãi, đủ chổ cho các bà chung nhau trổ tài. Nhất là có 2 toilet tiên nghi thông thoáng. Đây là căn chung cư 2 phòng ngủ. Giá mua 2 năm trước khoảng 780 triệu VN. Giờ nghe nói đã trên 1 tỷ. Khoảng trống trước kiếng, hiện diện hôm đó là 51 bạn. Ngay trên tường cạnh cửa, một khung kiếng lồng 6 điểm nộI quy của Trụ Sở. Ánh sáng tràn ngập căn phòng. MọI ngườI khi bước đến đây đều có chung cảm giác thật thoảI mái.

Sau khi chào hỏI chúng tôi bước vào sinh hoạt. Bạn GT cho biết. Trụ Sở Giác Thức có được ngày hôm nay là nhờ sự tận tình giúp đở tài chính của bạn đạo hải ngoại. Trước kia bạn đạo Hà NộI sinh hoạt ở thiền đường Linh Đàm, là một căn nhà mướn của tư nhân. Tiền mướn mỗI tháng luôn là một khó khăn cho bạn đạo. Nay khó khăn đã vượt qua, các bạn Hà NộI đã có thể yên tâm thiền tập. MỗI thứ năm trụ sở có kiểm soát công phu. Và mỗI chủ nhật hàng tuần đều có sinh hoạt, thiền chung. Trước đây trụ sở không có ngườI trông nom. Nhưng chừng 9 tháng nay, trụ sở tiếp nhận một ngườI bạn mớI là chị M-P. Chị P là một phụ nữ có nhan sắc nhưng số phận kém may mắn nên đường tình lận đận lao đao. Nay tập tành pháp, chị P xuống tóc và hạnh nguyện tịnh khẩu, ý nhất quyết lánh xa chuyện đời. Đã tịnh khẩu thì không được viết giấy hay tiếp xúc vớI bên ngoài. Tịnh như vậy là chỉ tịnh hình thức nhưng tâm không tịnh. Uổng công thôi. Nhìn chị vừa khóc vừa trao đổI tâm tình vớI các bạn bằng giấy viết, tôi nghe lòng dâng lên một nổi xốn xang.

Nơi đây chúng tôi gặp các bạn Tiền Giang, Bến Tre và 3 bạn Quảng Nam vừa mớI chia tay hai hôm trước. Anh Q lạI ra công sửa lưng cho các bạn. Chúng tôi thiền chung trước khi dùng buổI cơm trưa. Bạn nam V-H tu giỏI mà nấu ăn không thua các bà. Anh một mình đảm trách phần ẫm thực cho khóa sống chung. Tự đi chợ, tự ra thực đơn không thua gì nhà hàng chuyên nghiệp. Vừa qua anh và vợ, cô Đ có du hành một chuyến vào miền Nam. Các chị trong Nam nói nhỏ. Sở dĩ VH nấu ngon như vậy là nhờ đã học của các chị miền Nam. PhảI vậy hôn.

Ăn xong chúng tôi được hướng dẫn dạo phố Hà Nội. Xe thả chúng tôi trước di tích Chùa Một Cột, nằm nhỏ nhoi bên cạnh Viện Bảo Tàng Hồ Chí Minh đồ sộ. Du khách Nhật, Tàu, Korea đông lắm. Họ leo lên tận điện thờ đốt nhang khấn vái. Tôi và chị P đi một vòng bên dướI xem cây cảnh. Từ rất nhỏ tôi đã xem hình Chùa Một Cột trong những tấm thiệp vớI tràn đầy sự ao ước nhìn ngắm. Giờ đứng đây, sự háo hức không còn. Mà sự thật lạI chẳng phơn phớt một xao động gì trong tôi. Tâm tình tôi từ ngày tập thiền đã có sự chuyển đổI rất to lớn. Tôi phát hiện mình rất, rất nhạy cảm những chuyện đâu đâu không giống ai. Và có những điều trước kia tôi mê mẩn. Giờ nó lạt lẻo vô duyên, hoặc chẳng ăn nhập gì. Như ngọn gió thổI qua rồI đi mất.

Các chị vừa bước lên bậc thềm Viện Bảo Tàng, Ban tổ chức đã hốI lên xe ra Hồ Tây. Xe chạy ngang Hồ Hoàn Kiếm. Các bạn hỏI nhau, Đền Ông Rùa phảI đó hôn? Một ngôi đền nằm chơ vơ giữa hồ, củ kỹ vì sương gió, hiu quạnh cô đơn thấy mà thương. Chúng tôi được thả ở Hồ Tây đi loanh quanh để chờ đúng giờ dự tiệc trên du thuyền buổI tối. Tôi đứng bên bờ Hồ Tây nhìn sang Hồ Trúc Bạch, một khoảnh trờI nước bao la làm dịu đi vẻ náo động của thị thành. Những cái tên văn vẻ như Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu, Chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm vân vân làm nức lòng du khách phương xa. Vô duyên cho chúng tôi, lúc ở nhà nghe tin thờI tiết báo Hà NộI đang “rét đậm rét hạI”, đến nơi lạI bị cái nóng hầm hập như đang ở trong cái lò bánh mì. NgườI ta tuôn tràn trên đường hối hả. Thần thái không phảng phất một nét yên vui. Chùa Trấn Quốc nằm cạnh Hồ Tây, sơn phết sặc sở. Các bạn rủ nhau vào bên trong chụp hình kỷ niệm. Tôi thả bộ một khoảng nhìn ngắm vu vơ. BuổI chiều nắng còn rất gắt. Con đường Thanh Niên ven hồ có đoạn rợp bóng phượng vĩ mùa hè. Và những cây bằng lăng hoa tím luôn làm lòng tôi ngẫn ngơ khi bắt gặp đâu đó trên đường. Lòng tôi bất chợt buồn man mác. Thỉnh thoãng tôi hay buồn cái buồn vu vơ không lý giải. Hôm nay đứng ven hồ Tây cái cảm giác lao xao trỗI dậy trong lòng. Có phảI vì vậy mà nước Hồ Tây đã không xanh và mây trôi trên hồ đã không trả lờI tôi câu hỏI: Hà NộI đây sao?

Ban Chấp Hành Trụ Sở tổ chức bữa ăn tốI trên du thuyền dạo Hồ Tây. Bước chân lên thuyền, ngồI vào bàn ăn trảI khăn trắng muốt, tự nhiên mình cảm thấy trang trọng hẳn lên. Đêm hôm đó có nhiều bạn ở các vùng lân cận Hà NộI đến tham dự, phảI trên 100 người. Sân khấu có màn hình karaoke. Đĩa thiền ca Vô Vi đưa vô đầu máy không chịu hát. Chúng tôi đành hát sống. GT mờI các bạn ca sĩ tự nhiên trổ tài. Bạn H Tiền Giang chơi 3 bản. Anh chàng dong dỏng cao, mặt mày sáng láng, ánh mắt rất hiền. Hát nhẹ như đang ru em ngủ. Bác T-Ân Dĩ An cống hiến một bài pháp dài quá, các bạn yêu cầu hát thay cho nói. Bác đã vớt lại bằng một bản nhạc tình thờI tiền chiến. Cô Đ phu nhận của bạn VH Hà NộI ngâm hai bài thơ của Bác H Quảng Nam. Cô T và Cô V Hà NộI cũng góp vui một bản. Và các bạn nữ Bình Dương đã cùng tất cả các bạn hát bài Kỹ Nguyên Di Lạc của Ông Tám. Nhà bếp nam VH đãi chúng tôi món lẩu nấm. Món lẩu (mặn)này hiện đang thịnh hành trong các nhà hàng nổI tiếng ở Sài Gòn. Nước lèo nấu bằng xương heo. Thịt gà để sống khi ăn mớI bỏ vô. Kèm theo là 5-7 loạI nấm: nấm rơm, nấm đông cô, nấm hương, nấm linh chi, nấm đinh, nấm bào ngư, nấm sò, nấm đậu... .Hôm đám giổ Má tôi, mấy đứa nhỏ đã mờI Ngoại của tụI nó về thưởng thức món này. Chúng tôi ăn chay chỉ dùng nấm và đậu hủ non thế thịt gà. Rau cảI thế xương heo. Chay mặn gì món này cũng rất mắc tiền. VH đãi đằng dư dã và rất ngon. Cám ơn VH. Ở nhà chúng ta sinh hoạt tàm tạm sao cũng được. Bước chân ra đi chơi là phảI có những khoản thưởng thức sảng khoái, tinh thần cũng như vật chất. Cuộc đi mớI có ý nghĩa. Và ký ức từ đó sẽ có thêm những kỷ niệm khó quên.