Thứ Ba, 9 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 7 : TRỤ SỞ GIÁC THỨC - HÀ NỘI

Xe chạy lòng vòng một quảng khá xa. Nhà cửa nộI thành phần lớn còn giữ được nét xưa. NgườI ta xe cộ cũng rầm rập chèn sát nhau. Nhưng nhịp độ rốI rắm đã được bóng mát của những hàng cây hai bên đường làm dịu đi.

Trụ Sở Giác Thức nằm trên tầng cao nhất của một trong những căn lầu tạI đây. Hà NộI dọc theo đường có rất nhiều khu cao tầng xây đẹp không thua ngoạI quốc. Đó là bên ngoài, còn bên trong như thế nào, có đạt tiêu chuẫn quốc tế hay không, thật khó đoán.

Vừa đến nơi đã thấy các bạn đứng sẳn đón đợI chúng tôi. Đi thang máy lên đến lầu 12, vừa qua khỏI cánh cửa lọt thõm vào bên trong, một khung cảnh sang trọng sạch sẽ sáng sủa hiện ra. Thật ngoài dự tưởng. Từ miền Nam ra đến đây, trên đường đi tôi gặp quá nhiều “kỳ cục quan” nên không thể ngờ trụ sở lạI bề thế sang trọng như vậy. Kiếng Vô Vi hình nữa vầng trăng chiếm nguyên một mảng tường phía nam. Ti vi, giàn máy nằm bên phảI đang chiếu hình ảnh ĐạI HộI Vô Vi Thái Lan. Đứng ngay ban công chúng ta có thể nhìn thấy bao quát cả thành phố Hà NộI nằm bên dưới. Bộ sô pha bọc hết nữa vòng tường đốI diện kiếng. Trên bệ một bình hoa thật tươi. Màu xanh của lá. Màu trắng của hoa phốI vớI màu kem của tường cho ta cảm giác dịu mát. Nhà bếp rộng rãi, đủ chổ cho các bà chung nhau trổ tài. Nhất là có 2 toilet tiên nghi thông thoáng. Đây là căn chung cư 2 phòng ngủ. Giá mua 2 năm trước khoảng 780 triệu VN. Giờ nghe nói đã trên 1 tỷ. Khoảng trống trước kiếng, hiện diện hôm đó là 51 bạn. Ngay trên tường cạnh cửa, một khung kiếng lồng 6 điểm nộI quy của Trụ Sở. Ánh sáng tràn ngập căn phòng. MọI ngườI khi bước đến đây đều có chung cảm giác thật thoảI mái.

Sau khi chào hỏI chúng tôi bước vào sinh hoạt. Bạn GT cho biết. Trụ Sở Giác Thức có được ngày hôm nay là nhờ sự tận tình giúp đở tài chính của bạn đạo hải ngoại. Trước kia bạn đạo Hà NộI sinh hoạt ở thiền đường Linh Đàm, là một căn nhà mướn của tư nhân. Tiền mướn mỗI tháng luôn là một khó khăn cho bạn đạo. Nay khó khăn đã vượt qua, các bạn Hà NộI đã có thể yên tâm thiền tập. MỗI thứ năm trụ sở có kiểm soát công phu. Và mỗI chủ nhật hàng tuần đều có sinh hoạt, thiền chung. Trước đây trụ sở không có ngườI trông nom. Nhưng chừng 9 tháng nay, trụ sở tiếp nhận một ngườI bạn mớI là chị M-P. Chị P là một phụ nữ có nhan sắc nhưng số phận kém may mắn nên đường tình lận đận lao đao. Nay tập tành pháp, chị P xuống tóc và hạnh nguyện tịnh khẩu, ý nhất quyết lánh xa chuyện đời. Đã tịnh khẩu thì không được viết giấy hay tiếp xúc vớI bên ngoài. Tịnh như vậy là chỉ tịnh hình thức nhưng tâm không tịnh. Uổng công thôi. Nhìn chị vừa khóc vừa trao đổI tâm tình vớI các bạn bằng giấy viết, tôi nghe lòng dâng lên một nổi xốn xang.

Nơi đây chúng tôi gặp các bạn Tiền Giang, Bến Tre và 3 bạn Quảng Nam vừa mớI chia tay hai hôm trước. Anh Q lạI ra công sửa lưng cho các bạn. Chúng tôi thiền chung trước khi dùng buổI cơm trưa. Bạn nam V-H tu giỏI mà nấu ăn không thua các bà. Anh một mình đảm trách phần ẫm thực cho khóa sống chung. Tự đi chợ, tự ra thực đơn không thua gì nhà hàng chuyên nghiệp. Vừa qua anh và vợ, cô Đ có du hành một chuyến vào miền Nam. Các chị trong Nam nói nhỏ. Sở dĩ VH nấu ngon như vậy là nhờ đã học của các chị miền Nam. PhảI vậy hôn.

Ăn xong chúng tôi được hướng dẫn dạo phố Hà Nội. Xe thả chúng tôi trước di tích Chùa Một Cột, nằm nhỏ nhoi bên cạnh Viện Bảo Tàng Hồ Chí Minh đồ sộ. Du khách Nhật, Tàu, Korea đông lắm. Họ leo lên tận điện thờ đốt nhang khấn vái. Tôi và chị P đi một vòng bên dướI xem cây cảnh. Từ rất nhỏ tôi đã xem hình Chùa Một Cột trong những tấm thiệp vớI tràn đầy sự ao ước nhìn ngắm. Giờ đứng đây, sự háo hức không còn. Mà sự thật lạI chẳng phơn phớt một xao động gì trong tôi. Tâm tình tôi từ ngày tập thiền đã có sự chuyển đổI rất to lớn. Tôi phát hiện mình rất, rất nhạy cảm những chuyện đâu đâu không giống ai. Và có những điều trước kia tôi mê mẩn. Giờ nó lạt lẻo vô duyên, hoặc chẳng ăn nhập gì. Như ngọn gió thổI qua rồI đi mất.

Các chị vừa bước lên bậc thềm Viện Bảo Tàng, Ban tổ chức đã hốI lên xe ra Hồ Tây. Xe chạy ngang Hồ Hoàn Kiếm. Các bạn hỏI nhau, Đền Ông Rùa phảI đó hôn? Một ngôi đền nằm chơ vơ giữa hồ, củ kỹ vì sương gió, hiu quạnh cô đơn thấy mà thương. Chúng tôi được thả ở Hồ Tây đi loanh quanh để chờ đúng giờ dự tiệc trên du thuyền buổI tối. Tôi đứng bên bờ Hồ Tây nhìn sang Hồ Trúc Bạch, một khoảnh trờI nước bao la làm dịu đi vẻ náo động của thị thành. Những cái tên văn vẻ như Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu, Chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm vân vân làm nức lòng du khách phương xa. Vô duyên cho chúng tôi, lúc ở nhà nghe tin thờI tiết báo Hà NộI đang “rét đậm rét hạI”, đến nơi lạI bị cái nóng hầm hập như đang ở trong cái lò bánh mì. NgườI ta tuôn tràn trên đường hối hả. Thần thái không phảng phất một nét yên vui. Chùa Trấn Quốc nằm cạnh Hồ Tây, sơn phết sặc sở. Các bạn rủ nhau vào bên trong chụp hình kỷ niệm. Tôi thả bộ một khoảng nhìn ngắm vu vơ. BuổI chiều nắng còn rất gắt. Con đường Thanh Niên ven hồ có đoạn rợp bóng phượng vĩ mùa hè. Và những cây bằng lăng hoa tím luôn làm lòng tôi ngẫn ngơ khi bắt gặp đâu đó trên đường. Lòng tôi bất chợt buồn man mác. Thỉnh thoãng tôi hay buồn cái buồn vu vơ không lý giải. Hôm nay đứng ven hồ Tây cái cảm giác lao xao trỗI dậy trong lòng. Có phảI vì vậy mà nước Hồ Tây đã không xanh và mây trôi trên hồ đã không trả lờI tôi câu hỏI: Hà NộI đây sao?

Ban Chấp Hành Trụ Sở tổ chức bữa ăn tốI trên du thuyền dạo Hồ Tây. Bước chân lên thuyền, ngồI vào bàn ăn trảI khăn trắng muốt, tự nhiên mình cảm thấy trang trọng hẳn lên. Đêm hôm đó có nhiều bạn ở các vùng lân cận Hà NộI đến tham dự, phảI trên 100 người. Sân khấu có màn hình karaoke. Đĩa thiền ca Vô Vi đưa vô đầu máy không chịu hát. Chúng tôi đành hát sống. GT mờI các bạn ca sĩ tự nhiên trổ tài. Bạn H Tiền Giang chơi 3 bản. Anh chàng dong dỏng cao, mặt mày sáng láng, ánh mắt rất hiền. Hát nhẹ như đang ru em ngủ. Bác T-Ân Dĩ An cống hiến một bài pháp dài quá, các bạn yêu cầu hát thay cho nói. Bác đã vớt lại bằng một bản nhạc tình thờI tiền chiến. Cô Đ phu nhận của bạn VH Hà NộI ngâm hai bài thơ của Bác H Quảng Nam. Cô T và Cô V Hà NộI cũng góp vui một bản. Và các bạn nữ Bình Dương đã cùng tất cả các bạn hát bài Kỹ Nguyên Di Lạc của Ông Tám. Nhà bếp nam VH đãi chúng tôi món lẩu nấm. Món lẩu (mặn)này hiện đang thịnh hành trong các nhà hàng nổI tiếng ở Sài Gòn. Nước lèo nấu bằng xương heo. Thịt gà để sống khi ăn mớI bỏ vô. Kèm theo là 5-7 loạI nấm: nấm rơm, nấm đông cô, nấm hương, nấm linh chi, nấm đinh, nấm bào ngư, nấm sò, nấm đậu... .Hôm đám giổ Má tôi, mấy đứa nhỏ đã mờI Ngoại của tụI nó về thưởng thức món này. Chúng tôi ăn chay chỉ dùng nấm và đậu hủ non thế thịt gà. Rau cảI thế xương heo. Chay mặn gì món này cũng rất mắc tiền. VH đãi đằng dư dã và rất ngon. Cám ơn VH. Ở nhà chúng ta sinh hoạt tàm tạm sao cũng được. Bước chân ra đi chơi là phảI có những khoản thưởng thức sảng khoái, tinh thần cũng như vật chất. Cuộc đi mớI có ý nghĩa. Và ký ức từ đó sẽ có thêm những kỷ niệm khó quên.

Không có nhận xét nào: