Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 3 : QUẢNG NAM

Xe đến Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng NgảI. BuổI sáng rà tìm một cái quán cà phê ưng ý không ra. Gần 8 giờ mà nhiều hàng quán còn chưa mở cửa. RảI rác có tiệm cà phê thì lạI quá nhỏ không đủ bàn. Thật khác xa Sài Gòn và các tỉnh Miền Nam. Chỉ nộI cái chợ Bình Dương tỉnh lẻ của tôi mà chợ đã ì xèo suốt ngày đêm. Lúc nào cũng có chợ. Chợ lẻ ban ngày dọn vô là chợ sĩ ban đêm dọn ra. Hàng quán bán ăn thì suốt 24 tiếng một ngày. Ban ngày bán theo sinh hoạt của chợ. TốI đến dành cho khách nhàn du thừa bạc lắm tiền. Suốt đêm đến sáng dành phục vụ bà con lao động cực nhọc cần thêm năng lượng bồI dưởng. Muốn biết mức sống của dân cao thấp như thế nào. Trước nhất là đến chợ. Sau nữa là hàng quán. Thức ăn càng xa xỉ, phẩm chất càng màu mè chứng tỏ dân tình sinh hoạt trù phú, kinh tế nơi đó phồn thịnh.

Xe chạy một quảng đường khá xa mớI tìm được quán cà phê Hương Cau. Rộng rãi. Thoáng mát. Sạch sẽ. Quán trồng một giàn cây si? sát đường lá xanh thưa thớt. Bước vào mấy bước đụng một hòn non bộ sơ sài. RảI rác những cây dừa kiểng. Không có cau sao đặt tên là Hương Cau. NgườI ta cứ thích cái huê mỹ, ngọt ngào thơm tho nên cứ bị lừa. Bù lạI, vợ chồng chủ nhân còn rất trẻ lại cởI mở thân thiện. Đi ngoài này kinh nghiệm cho biết, ngày nào hên là gặp được các đốI tác mặt mày hiền lành dể chịu, ăn nói nhẹ nhàng không gắt bẩn. Nhất là giá cả phảI chăng. Còn có chút tình đồng bào, nghĩa anh em. Nếu không thì ngày đó coi như gặp hạn Bà La Sát hay Công Chúa Thủy Tề.

Chúng tôi điểm tâm vớI bánh tét của các chị thiền đường Duyên Lành Cũ Chi và củ cảI muốI nước tương của chị P. Tôi chưa từng thấy đòn bánh tét nào gói đẹp như vậy. Không phảI chỉ đẹp mà còn rất ngon. Bánh tét mà ăn vớI củ cảI muốI, tôi nghe như Tết chưa đi mà Tết đã quay về. Xưa, bánh tét đặc biệt chỉ dành cho ngày Tết. Giờ, có phảI vì tiến bộ văn minh hơn hay vì dân tình thất nghiệp khó kiếm kế sinh nhai. Nên bà con ai có biệt tài gì thì dở ra kiếm sống. Chợ bây giờ ngày thường dưa hấu cũng tràn lan. Bánh tét. Bánh chưng. Bánh dày chỉ là những thức ăn điểm tâm bình thường, không còn dáng vẻ tượng trưng cho ngày Tết cổ truyền nữa.

Đã nhiều năm qua tôi không dằn được ham muốn khi nghe có ai đó nhắc tên Phố Cổ HộI An. Lần đi này ghé thăm các bạn Quảng Nam, tôi sẽ có cơ hộI thực hiện mơ ước. Xe đã vào thị xã, các bạn đã lo dùm khách sạn, giờ chúng tôi chỉ việc đến nhận phòng xong đi dùng cơm trưa. Thật là tiện lợI, đở tốn thờI gian phảI chạy vòng vòng kiếm chổ ngủ. Đến nơi đã thấy lúp súp người. Chào hỏI nhau xong, chúng tôi lần lượt dờI valy khỏI xe. Bỗng nghe có tiếng: khoan, chờ một chút (sao giống sắp vô vọng cổ quá), khách sạn này mắc quá, để chị D là thổ địa ở đây đi kiếm khách sạn rẻ hơn. Chúng tôi thơ thẩn đứng ngồI đợI chị D và các bạn đi dò tìm. Nhân viên khách sạn ngạc nhiên, sao cái xe đò nằm chình ình một đống chiếm hết sân mà bà con chưa chịu vô nhận phòng. Họ mờI chúng tôi đi xem phòng, trình bày giá cả phảI chăng. Một nhóm nhỏ thương lượng xin bớt. Đây là nhà nghĩ của cơ quan nên các cô tiếp viên không có thẫm quyền định đoạt. TộI nghiệp chị D, cá nhân chị là một Việt Kiều đạI gia. Chị dư khả năng nhưng thương các bạn, chị luôn tìm đủ cách có thể để tiết kiệm dùm các bạn. Theo tôi đây cũng là một việc làm có thể gọI là từ thiện.

TộI nghiệp chị D bao nhiêu thì càng thương các bạn Quảng Nam bấy nhiêu. Từ 8 giờ sáng các bạn đã tụ họp ở đây để đợI chờ đón tiếp chúng tôi. Đã qua hơn 1 giờ trưa. Nắng như đổ lửa. Các bạn rụt rè không dám cản mà cũng không dám ý kiến nhưng nét buồn hiện rỏ trên mặt. Nhiệt tình trao ra mà bi chê bai từ chốI. Nếu không buồn thì không phảI là con người. Con bò có cỏ thì ăn. Nó không biết cười. Không có cỏ nó ăn rơm, không có rơm nó nhịn, cũng không biết buồn. Như vậy con bò đã thanh tịnh rồI sao? Chữ thanh tịnh này, thật tình mà nói, khó quá.

Anh T xin phép đoàn đi thăm Bác H bị té gảy chân mấy tháng trước. Chúng tôi gởI tặng bác chút đỉnh tiền thang thuốc. CuốI cùng Chị D về, mặt mày đỏ lơ đỏ lững vì nắng. Giá cả xê xích không bao nhiêu. Đương nhiên là chúng tôi phảI chọn ân tình. Dọn vô. Lúc đó bà con vừa mệt vừa đói. Lên xe đi ăn cơm. Thiệt giống y như lính đi hành quân.

Xe chạy loanh quanh chừng một đoạn đường ngắn, dừng lạI trước tấm bảng Quán Cơm Chay Quang Minh. Quán đang có đông ngườI, nhưng các bạn đã đặt sẳn phần cơm, nên chúng tôi được dành nguyên một dãy bàn dài. Đồ ăn được dọn ra từng dĩa nhỏ. Màu mè, nêm nếm không hạp khẩu vị của tôi. Tôi thấy mình còn chưa bỏ được cái tật "dòm ngó sâu xát". Có phảI nhờ cái tật đó mà bài phóng sự của tôi có "nhiều chuyện" để đọc hay không. Y chang. Chị D kêu một tô Cao Lầu. Tôi cũng bắt chước. Ăn cho biết. Lúc tôi còn nhỏ khoảng thập niên 50. MỗI lần Cha tôi dẫn cả nhà đi Kim Chung ĐạI Thế GiớI (giống casino bây giờ). Cha tôi đánh bài, chúng tôi có trò chơi của con nít, mê lắm. Chơi chán đến khuya trước khi về, Cha tôi hay dẫn chúng tôi đi ăn Cao Lầu. Nếu tôi nhớ không lầm, Cao Lầu lúc đó là một nhà hàng Tàu hạng sang có lầu, có bán vi cá chánh phẩm, bào ngư chánh hiệu, toàn đồ mắc tiền. Chứ Cao Lầu không phảI là một tô mì có đậu phọng, hành phi, nước tương như bây giờ. (Đây là Cao Lầu chay, chứ Cao Lầu mặn thì có thêm thịt) Lạ quá. Mà ăn thì tàm tạm gọI là. NgồI ăn cơm mà hai chân bị muỗI chích ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Bà chủ rất vui, nhiệt tình thăm hỏI chúng tôi ăn có vừa miệng hay không. NộI cái cữ chỉ thân thiện này đã đủ chuộc lạI hương vị của món ăn.

Ăn xong đến cái màn dành nhau trả tiền. Các bạn dòng họ Quảng nghe đâu triền miên bị bão lụt, mất mùa. Kỳ này vì đón tiếp bạn đạo mà phình bụng làm bảnh hay sao. Hay là Bình Dương đã giao lưu ân tình thâm hậu vớI Quảng Nam trong quá khứ. Giờ các bạn nhất định dành tiền ăn, cả luôn tiền phòng. Dầu thế nào đi nữa. Tôi và các bạn nhất định phản đối. Đùa qua, kéo lạI, khiến bà chủ và nhân viên trong quán cũng phảI bật cười. CuốI cùng, chúng tôi phảI nhường một bước. Tiền ăn, Quảng Nam gánh. Tiền phòng, phần của đoàn lo.

Không có nhận xét nào: