Thứ Tư, 10 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 6 : MIỀN BẮC - HÀ NỘI

Đúng 6 giờ 30 phút chiều ngày 19 chúng tôi vào đến ranh giớI thủ đô Hà Nôi. Xe phảI dừng lạI trình giấy xin phép nhập đô. Giống y như lúc từ Pháp đi Tiệp Khắc dự ĐạI HộI Thanh Tịnh. Cảm giác đã đến mà còn phảI ngồI bó rọ trên xe để chờ sao khó chịu, bực bộI vô cùng. Bạn Giang T chạy đến mừng rỡ. Qua làn kính mờ đục vì mưa, không ai nhận ra ai nhưng cảm giác vui mừng như khi gặp lại ngườI thân từ xa mớI về. Chú tài chạy đi trình giấy mãi hơn nữa tiếng, quay về vớI cái lắc đầu. Tôi quên thủ tục “đầu tiên”, giờ phảI quay lạI, bà con chịu khó chờ thêm một chút. Hà NộI đích thị là thủ đô của Việt Nam. Mà chú tài trong thoáng chốc tưởng nhầm là thủ đô Sydney chắc.

Xong rồI, lên đường. Xe chạy theo bạn G-T để về khách sạn nghỉ qua đêm. Lạy trời. Lạy phật cho con gặp một chổ nghỉ sạch sẽ. Tôi lầm thầm vớI mình. Năm sau nếu có đi, vấn đề khách sạn phãi lưu tâm hàng đầu. Xe chạy loanh quanh ngoạI ô Hà Nội. Tiếng động ầm ầm, xe cộ chen nhau bất kể luật lệ, thật giống Sài Gòn. Nhiều con đường cũng đang bị đào bớI lên như ở HộI An. Nhà cửa kiểu cọ thật rốI mắt. Bắt đầu kể từ các thành phố của miền Trung ra đến đây, nhà cửa xây cất không theo một mô hình kiến trúc đặc trưng nào. Pha trộn hỗn tạp. Và sự pha trộn theo đuôi, bắt chước của ngườI đi trước, một sự lập lạI nhàm chán không có trí tuệ. Cứ nhà lầu là có cái tháp ở tầng trên, chụp thêm một cái cũ hành. Nhìn là biết ngay kiến trúc của đàn anh Liên Sô xa rồI trong quá khứ. NgườI ngoạI quốc khi đi ngang những vùng đất này không biết họ nghĩ sao. Riêng tôi, tôi nghĩ đây đích thị là vùng đất của những ngườI bị nô lệ. Nhiều khi nghĩ luẫn quẫn về đất nước rồI tôi tự chán một mình. Việt Nam có 4 ngàn năm văn hiến mà Đà Lạt thì nhìn một cái đã biết lệ thuộc Pháp. HộI An ngó sơ đã thấy hình ảnh mấy chú Ba. Giờ thì các cô cậu ở những thủ đô thành phố lớn ăn mặc rập khuôn Hàn Quốc kim chi. Cái áo bà ba, áo dài tha thướt chỉ còn trong những lễ hộI cổ truyền. Đàn bà con gái bỏ ruộng, chê đàn ông VN, theo về giặt khăn lục túi cho mấy ông ĐạI Hàn, Đài Loan, Trung Quốc. Các thanh niên quyết dành lạI cái chí khí anh hùng dân tôc nên hè nhau bỏ làng ra đi xứ ngườI lập nghiệp. Con đường làng, lũy tre, cây đa cũng bị nếp sống văn minh hào nháng bức tữ không thương tiếc. Chừng vài chục năm nữa, Việt Nam sẽ là một đất nước tạp nham. Thực trạng này quy kết tộI cho ai? Tất cả đều phải chia phần không thể đổ thừa cho riêng một ai.

Xe chạy từ từ chen vào thành phố. NgồI trong xe chỉ được nhìn thẳng tớI trước, hai bên đường là những dãy nhà cao lêu nghêu lổm chổm, không gian bít bùng muốn kiếm một mảng trờI xanh thật khó. Tôi thấy mình giống một bà mẹ chồng hắc ám, mớI gặp con dâu chưa kịp chào hỏI đã tỏ ý chán chường. Chậm rảI, còn 36 phố phường, còn Hồ Gươm, Chùa Một Cột, còn hoa sửa lung linh chiều Hồ Tây lộng gió…

G-T đưa chúng tôi đến một nhà nghỉ trong hẻm, cũng lạI quen vớI V-H. Bây giờ nghe từ quen đã cảm thấy lo. Thiệt y chang. Thôi thì phảI tự lau chùi quét dọn, thay drap giường, áo gối. Có một con bé phục dịch, chừng 14 tuổI ốm nhom, nó chạy lên chạy xuống cầu thang đến xanh mặt mày. Tôi nghiệp quá. Con cháu của mình tuổI này còn đi học, ăn cơm còn chưa biết rửa cái chén. Con cháu nhà ai mà đoạn trường lạI sớm dẫm chân như vầy. Những hình ảnh này đánh động tâm thức tôi mãnh liệt. Bù lạI, buổI sáng thức dậy bước xuống lầu đã có ổ bánh mì nhét chả nóng hổI của bạn đạo Hà NộI mang đến. Một đêm ngủ chập chờn tiêu hao năng lượng. Sáng ra có ổ bánh mì thơm ngon thật sung sướng. Chả chay Hà NộI ngon lạ lùng. Vừa dòn, thơm, gia vị rất vừa miệng. Tôi vừa ăn vừa ngẫm nghĩ. Nhưng chịu thua, tài nghiên cứu thức ăn của tôi hôm nay đi lạc đâu mất. Cái này chắc phảI về hỏI lạI Chi Tư L, sư phụ làm chả chay nổI tiếng của chợ Long Thành.

Không có nhận xét nào: