Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 11 : NGÀY THỨ BA – KHÓA SỐNG CHUNG SAPA

Sáng sớm ngày chót, chúng tôi còn loay hoay trong phòng đã nghe tiếng cô VA rộn rả bên ngoài: Dì S ơi! dậy đi bộ vớI tụI con ngày chót. Mấy dì mấy chị ra mau để nhìn sương của Sapa nè, đẹp không thể tả. Chúng tôi tất tả mặc vộI áo cùng nhau xuống lầu. Qua cánh cửa, chúng tôi không thể nào hình dung được cảnh tượng đang diển ra trước mắt. Sương bay mù mịt, sương dày như bức tường hơi nước, đứng cách một thước chắc chắn không nhìn thấy nhau. Cảm giác lạ, thích thú y như lúc tôi đi du lịch Trung Quốc đến thăm Vạn Lý Trường Thành vào tháng 3 mà trờI còn đổ mưa tuyết. Chúng tôi đi ngược lên dốc. Sương dày như mưa. Đi trong sương tôi cứ ngở mình là ngườI của muôn năm cũ. Giây phút đẹp đẻ này thật dể tan. Tôi dang rộng hai tay, ngửa mặt lên trờI giống như chim đang bay giữa tầng mây trắng. Hai cánh nhỏ mà nghe như đã ôm trọn cả không gian. Trên con đường mờ mờ nhân ảnh hôm đó tôi đã được nghe tâm sự của một “ngườI đẹp” Thanh Hóa. Cô đã buông mình theo dòng sống, trọn vẹn trao ra cả ân tình của một ngườI vợ, một người mẹ, đã tròn nhân đức vớI bạn bè, đã sống xứng đáng là một con ngườI. Giờ đây cô còn lo sợ cho việc hôn nhân của đứa con trai. Việc gì phảI lo. Ai có định phận của ngườI đó. Đâu ai thay đổI được cho ai. Nếu thương nhau thì phảI tự lo cho mình được an vui. RồI cái an vui đó sẽ lây sang, ảnh hưỡng ngườI thân. Chuyến đi này mang nhiều cảm xúc đặc biệt riêng vớI cá nhân tôi. Thuần túy không hẳn là cuộc du lịch. Hơn hẳn là một cuộc hành hương. Tôi đã được cầm tay, được nhìn tận mắt, được nghe những lờI tâm sự của anh chị em mà xưa rày trong tôi cứ đeo mang một ám ảnh cách biệt. Tôi nghe lòng nhẹ nhõm vì đã bỏ xuống được một gánh nặng ký ức.

Vì là ngày chót nên các bạn đã hốI hả chia sẻ, đã trao ra những kinh nghiệm hành pháp cũng như những vui buồn trở ngạI trên con đường tâm linh của riêng mình. Ban tổ chức mờI từng bạn lên phát biểu không bỏ sót một ai. Nhưng giớI hạn của bài viết và sự nhớ khiêm nhường của tôi, xin phép chỉ ghi lạI những trường hợp đặc biệt. Nếu thích, các bạn có thể tìm xem cuốn DVD phóng sự của bạn T Bình Dương đã dày công ghi lại.

Chị H lúc nhỏ là một đứa trẻ lạc loài, sống thiếu tình thương, luôn khao khát tình mẫu tử. Chị bị mẹ đem cho ngườI lạ nuôi mãi 20 năm sau mớI tìm được nguồn gốc. Hôm nay nhờ tu thiền chị đã có lạI được niềm vui. Chị nói trong nước mắt làm các bạn mũi lòng cũng khóc theo.
Chị B Tiền Giang say mê tu nên đã “nhiều trận”nói láo chồng để được đi sinh hoạt. Đi đây là nói vớI chồng tiền xe, tiền ăn, bất kể tiền gì cũng là của chị Bé bao trọn gói, chồng mớI cho đi. Chị cảm kích chị Bé đã về hùa nói láo vớI chị mà thương lây hết các bạn xem như ngườI thân máu thịt ruột rà. Thiệt phảI cám ơn chị Bé. Sau chuyến đi này chị Bé đã “theo con về xứ lạ” trở thành công dân của xứ Mỹ Cờ Hoa. Năm sau nếu có sống chung chắc sẽ không gặp được chị Bé. Hẹn chị vài năm sau nữa nếu có duyên chúng mình sẽ hộI ngộ.

Anh H Quảng Nam làm thợ hồ một ngày được 60 ngàn, chi tiêu cơm nước tiền học cho con 40 còn lạI 20 dành cho thuốc men. Hôm nay liều mượn tiền đi dự sống chung, mai về tính sau. Lúc trước anh đi bộ độI, giảI ngủ về sống vớI phố thị, chứng kiến nhiều cảnh chèn ép bất công đâm ra bất mản đời. Đang lúc khổ sở vì chuyện đờI hỗn loạn như vậy anh may mắn gặp được pháp. ĐờI anh đã thay đổI. Đến nay thì tâm rất vui mặc chuyện cơm áo. ĐờI cứ trôi và anh cứ tu.
Anh P Quảng Nam, hai vợ chồng cùng tu. Cuộc đờI nghiệt ngã, anh chị có một trai bị bịnh tâm thần, 17 tuổI mà nhìn lơ ngơ như đứa con nít lên 3. Một gái vừa câm vừa điếc. Ngay hôm đầu đến Quảng Nam, tôi nhìn gia đình anh mà cảm thấy đau nhói ở con tim. Những lúc như vậy tôi hay hỏI thầm: Cùng là con ngườI sao có ngườI lạI bất hạnh đến như vậy. Họ đã làm gì nên tộI? Thượng Đế nếu có sao lạI chia phần chẳng đồng đều cho những đứa con. Ngài có bất công không? Nhờ có pháp anh chị đã qua được những ngày qua và chắc những ngày sắp tới. VớI niềm an tỉnh do thiền đem lạI, anh chị sẽ đi trọn đường đờI để mong sự tái sinh những lần sau sẽ được nhiều an vui hơn.

Cùng là Quảng Nam, trong khi anh P bận bịu vớI hai con, anh H phảI quần thảo vớI miếng cơm manh áo thì anh S chỉ phảI chịu một ngườI vợ khắt khe, thiếu hiểu biết mà lạI độc đoán. Anh kể những ngày đầu mớI tu bị bà vợ đay nghiến chữI rủa, anh khóc trên giường, khóc dướI chiếu, khóc từ trong lòng khóc đến ra nước mắt. Chữ khóc mà tôi nghe anh nói như chữ “khấp”. Sau khi ráp ý của câu hiểu ra tôi cũng muốn “khấp” vớI anh.

Trở lạI Tiền Giang. Anh T là một công an giảI ngủ về làm thương mại. Anh đang quản lý một công ty chuyên mua bán sơn xây dựng. Công việc bề bộn không thể vắng mặt, nhưng anh đã quyết định bỏ đi một tuần để dự sống chung sau khi đọc bài “Âm Dương Lạc LốI” đăng trên Đặc San Vô Vi số mớI nhất. Anh to lớn vạm vở đường đường một đấng nam nhi nhưng nói chuyện đạo thì ngạI ngùng như cô gái lần đầu hẹn hò vớI ngườI yêu. Anh không nói rỏ bài văn đó có điểm nào hấp lực anh nhưng tôi biết anh bị sự huyền bí của thế giớI âm lôi cuốn. Anh muốn gặp mặt tôi để nhìn cho rỏ một ngườI tu thiền chẳng những không biết sợ ma mà còn có thể “không sợ lạc đường” khi hồn lìa khỏI xác. Nói chuyện đến lần thứ ba thì anh T đã không còn là anh T lúc mớI gặp. Anh hoàn toàn bỏ được cái vỏ che chắn ngạI ngùng. Anh đã nói chuyện vui vẻ vớI tôi như chị em trong một nhà, đi xa bao lâu nay giờ gặp lại.

Anh Năm Ron bịnh tim rất nặng. Thường ngày anh không thể ngồI xe honda đừng nói chi tự cầm lái. Di chuyển xa một chút ra khỏI nhà là anh mệt ngất ngư. Nhưng từ ngày tập tành pháp thiền Vô Vi. Anh đã có thể chạy Honda chở chị Mai ra tớI Long Thành để gặp gở các bạn. Và anh đã dự đến 2 kỳ sống chung Hà Nội. Anh được Thầy hỏI “làm sao để dứt khoát” Là hiệu trưởng một trường Trung Học tạI Biên Hòa, anh Năm sống rất mẫu mực, làm việc nguyên tắc, khắc kỹ bản thân. Là một ngườI cha tận tụy lo cho con đến gần hết cuộc đờI, nhưng cảnh gia đình vẫn không ngừng xáo trộn. Anh đã trả lờI vớI Thầy: Dứt khoát ở tuổI già là quyết chí tu không lo lắng về con cái nữa. Anh thật sự đã dứt khoát. Anh đã rờI bỏ thế gian phiền não này hôm 14 tháng sáu năm 2008, thọ 72 tuổi. Tôi không muốn theo lệ thường hướng tâm cầu nguyện cho anh. Tôi chỉ muốn nói vớI anh, dù anh đang đến một trạm chuyển tiếp nào để chờ ngày trở lạI thế gian, cũng xin anh rũ bỏ hết ưu phiền, ngay cả cái ưu tư không biết mình sẽ đi về đâu. Đi về đâu không quan trọng. Quan trọng là nhận biết giây phút hiện tạI, mình đang ở đâu và phảI làm gì. Sự nhận biết sẽ giúp anh an vui, thanh tĩnh, không lập lạI sự mất thăng bằng của đờI quá khứ.

May mắn tôi còn giữ được một vài kỹ niệm của anh Năm, đó là những bài thơ ca tụng nét đẹp của Sapa và Vịnh Hạ Long. Xin ghi lạI bài thơ thay cho nén hương thành kính dâng đến linh hồn trong sáng của anh Năm Ron.

Sapa xứ lạnh.
Thắng cảnh danh lam của nước nhà.
Việt Nam hãnh diện có Sapa.
Đường lên vách đá quanh quanh núi.
Ngỏ xuống đèo sâu thấp thoáng nhà.
Nắng tắt sương chiều trôi lảng đảng.
Đêm về gió lạnh thổI cắt da.
Du khách ra về lòng vẫn nhớ.
Chợ Tình thơ mộng xứ Sapa.

Sapa ngày 23/3/2008 Hoàng Mai Quân tức anh Năm Ron, bạn đạo Bình Dương.

BuổI sáng sinh hoạt kết thúc vớI một bửa ăn lẩu nấm thật ngon. Ngoài trờI sương vẫn còn phảng phất chưa nở chia tay. Trong này bạn đạo cũng ngậm ngùi không kém. Các bạn được mờI lên phát biểu. Tôi đề nghị năm sau nếu có tổ chức Sống Chung xin chia lệ phí làm 3 kỳ đóng góp tiện cho các bạn eo hẹp tài chính. Tôi và các bạn đều nói lờI cám ơn Ban Tổ Chức và bạn đạo Miền Bắc đã đem niềm vui, sự học tập bổ ích đến cho mọI người.

Kỳ này Quảng Nam được trao trọn gói kỹ niệm vớI tấm phong màu xanh nước biển có in hình lôgô Vô Vi. Mưa bắt đầu rơi lất phất. MọI ngườI hốI hả gọI nhau lên đường. PhảI vượt đèo trước khi trờI sụp tốI, đường trơn trợt xuống dốc rất nguy hiểm. Phút giây chia tay thay vì bịn rịn đã bị sự lo sợ đuổI mất. Bận về còn sót chút nắng của buổI hoàng hôn, tôi có dịp ngắm nhìn dung nhan Sapa lần chót. Thật tuyệt vời. Núi rừng hoang sơ có bàn tay con ngườI chăm chút vén khéo. Nét hoang liêu gợI nhớ thuở hồng hoang một kiếp nào tôi lang thang rừng sâu núi thẫm. RờI rạc xa thật xa có một căn nhà lá nhỏ. Một bụI chuốI bên vệ đường. Một góc phượng già lá đong đưa ngàn đờI theo gió. Núi liền núi. Mây đuổI theo mây. TrờI trong xanh trên cao. Nhịp đờI thật yên ả. Không một âm thanh. Núi rừng im bặt tiếng. Chỉ có gió đưa chúng tôi lần về phố thị. Tôi giả từ Sapa vớI một chút nuốI tiếc. Ngày mai chắc chắn sẽ không còn được hộI ngộ giây phút tuyệt diệu này.

Mây chiều lan nhẹ xuống đồI sâu.
Vực lúa long lanh đủ sắc mầu
Nhớ thưở chim về vang tiếng hót.
Hồng hoang khuấy động cõi thâm sâu.

Đến Lào Cai đúng 4 giờ 30 chiều, chúng tôi ngồI đợI chuyến xe lửa khởI hành đi Hà NộI vào lúc 7 giờ 30 tối. Đoàn BD có 8 ngườI chúng tôi tách ra đi xe lửa. MỗI khoang xe có 4 giường nằm, thật thấp không thể ngồI thiền. Chúng tôi đã xếp bớt một cái giường, lấy chổ ngồI chung lạI, tôi nói chuyện vớI các em cháu miền Bắc đến khuya. Nói đủ thứ từ chuyện đờI bước sang chuyện đạo. Một câu hỏI rất hợp thờI: Đã quyết lòng muốn tu rồI có nên làm ăn buôn bán nữa hay không? Ông Tư, Ông Tám là hai vị ân sư của pháp Vô Vi luôn luôn dặn dò: Đạo ĐờI song tu. Cứ mạnh dạn lao vào kiếm tiền, kiếm cho thật nhiều, cho tận cùng cái thành công. Đến lúc đó mớI thật sự nếm được cái vô vị của tiền. MớI thật sự hiểu tiền không là tất cả. ĐờI mỏng manh. Hạnh phúc tạo ra bằng tiền lạI càng mỏng manh hơn. Thiền định là con đường đưa ta đến sự an lạc vĩnh cửu. Khi đó đường tu mớI vững chảI không nao núng cũng chẳng nghi ngại. Hành giả sẽ hiên ngang bước, cô độc, lặng lẽ thấm sâu vào sự yên tịnh vĩnh hằng.

Xe lửa đổ ở ga Hàng Cỏ, trạm Hà NộI khi đêm chưa tan. Đường phố còn chìm trong giấc ngủ. Chúng tôi kêu xe về khách sạn. Tôi và ba bạn chung phòng có nguyên một ngày dạo cảnh Hà Nội. Đầu tiên là đi thăm 36 phố phường. PhảI dò tìm đọc cái bảng tên đường mớI biết mình đang đến phố hàng gì. Chỉ nhìn những cửa tiệm để đoán là trật lất. Giờ Hà NộI chỉ còn trong tâm tưởng. Thế sự xoay vần. Nhản hiệu, tên gọI còn đây nhưng thực chất đã khác xưa. Điển hình như bảng đề tên là Phố Hàng Than mà toàn cửa hiệu bán hàng cưới. Nào là cau trầu, bánh mứt, trà hộp xanh đỏ, mâm bánh chất từng chồng cao lêu nghêu. Tất cả những phụ tùng màu mè của nhà trai không thể thiếu. CướI nhau là chuyện cùng nhau chiến đấu hết một đờI mà đạn dược vũ khí toàn là một mớ bòng bong. Nhà trai điên đầu mà nhà gái cũng khổ tâm. PhảI thật xôm, thật đẹp. Nhất là phảI xài tiền thật nhiều mớI thật bảnh. Và có vậy thiên hạ mớI thật nếm khổ để rồI mớI thật quay về nguồn.

Đường sá chật hẹp, nhà cửa thay đổI rất nhiều, mang tên phố cổ Thăng Long nhưng không có những ngôi nhà rêu phũ như ở HộI An. Thức ăn linh tinh bày bán chật hết vĩa hè, có nơi khách bộ hành phảI đi lấn xuống lòng lề đường. NgườI bán hàng rất hà tiện nụ cười. Mình bước vô tiệm đứng hồI lâu, săm soi hàng hoá vẫn không thấy ai ra chào hỏi. Hình như họ chỉ bán sĩ và không cần ngườI mua lẽ. Hà NộI thanh lịch, thâm trầm cổ kính đã mất theo dĩ vảng. NgườI dân Hà NộI bây giờ thực tế trần trụi, chạy đua theo nếp sống văn minh vật chất, tìm không ra cái phong lưu lịch lãm của ngườI xưa.

Tôi ngồI tơ lơ mơ ở hàng ghế dành cho khách chờ xe ở chợ Đồng Xuân đợI mấy bà bạn vào chợ tìm mua quà. Mặt tiền chợ đã được cất lạI, sạch sẻ, quang đảng giống như các chợ mớI ở miền Nam. Dạo hết một buổI sáng cũng chỉ loanh quoanh vòng khu chợ và vài ba con phố. Chúng tôi không đủ giờ để đi thăm Văn Miếu. Về khách sạn là chiều đã chập choạng. NgườI bạn Vô Vi mớI tinh, anh LợI có nhã ý mờI tất cả chúng tôi đi ăn chay ở nhà hàng chay A Di Đà nổI tiếng nhất Hà Nội.

Chiếc taxi trờ tớI, chúng tôi 6 ngườI leo lên. Cô D Bình Triệu lẹ miệng. Phố Hàn Thuyên số 337. Cô quay qua anh T, đường gì hén, tôi quên rồi. Anh T lắc đầu. Phố Hàn Thuyên số 337 Nguyễn Khắc Chân, nhà hàng chay A Di Đà. Anh tài lẳng lặng quay xe. Chạy hết một vòng Hồ Tây kiếm không ra số 337 đường Nguyễn Khắc Chân. Chạy thêm một vòng nữa vẫn kiếm không ra cái nhà hàng A Di Đà. Tâm không tu làm sao kiếm cho ra A Di Đà. Bác tài giờ mớI lên tiếng: Các bác nói lạI nhé, đường gì, số mấy. Cô D và anh T thi nhau cải. Kẻ thì phố Hàn Thuyên số 337 Nguyễn Khắc Chân. NgườI thì số 37 Nguyễn gì chứ không phảI Nguyễn Khắc Chân. Anh tài cứ chạy cũng phảI hai vòng thật xa. CuốI cùng phảI gọI điện cho GT. Thì ra số 37 Nguyễn Khắc Nhu, Phố Hàng Than, nhà hàng chay A Di Đà. Hóa ra từ khách sạn chúng tôi bước đến nhà hàng chỉ qua hai con phố quẹo thêm cái ngả tư, đi bộ khoảng 5 phút. Vậy mà taxi đã chạy đến 30 phút. Thiệt là vui hết biết. Bước xuống xe tôi leo nhanh lên lề phóng ra xa để ôm bụng cười. May là nói tiếng Việt chỉ khác là âm giọng Sài Gòn, mà các bác tài Hà NộI còn không tha. Nếu là ngườI ngoạI quốc đến du lịch Việt Nam thì còn đến cở nào. Hà NộI làm gì có phố Hàn Thuyên, thêm cái đường Nguyễn Khắc Chân tên nghe lạ hoắc. Tôi không tin bác tài taxi hoàn toàn không biết gì cả. Từ đầu đến giờ bác cứ làm thinh, lẳng lặng chạy và lẳng lặng lấy tiền. Hay thiệt.

BuổI cơm đêm đó hiện diện trên 30 người. Từ hôm đi đến giờ tôi mớI được an tọa trong một nơi chốn sang trọng sạch sẽ khoáng đãng như vậy. Nhà hàng cao hai tầng trang trí rất thanh nhã. Thức ăn nấu theo khẫu vị của ngườI Tây Phương. Thực đơn không có những món bún nước phổ thông của ngườI Việt Nam. Càng không có canh chua cá kho tộ hay mắm chưng khô chay. Chỉ có đồ xào, đậu hũ lăn bột chiên dòn, sà lách trộn dầu dấm, súp măng tây cua. Thôi, nhiêu đó đủ rồi. Tôi mà kể thêm một chút nữa không khéo các bạn lạI nói: ăn chay gì mà rềnh rang còn hơn ăn mặn, đọc không đã thấy thèm. Giá cả mắc gấp ba bốn của nơi khác. Không mắc sao được khi mà các cô tiếp viên trẻ trung xinh đẹp, trang phục áo tứ thân, quần không đáy, miệng cườI đến hở hết hai hàm răng. Cô Mai P, ngườI sầu đờI đi tu giữ tịnh khẫu đã xuất chiêu hóa trang thành một cô tiếp viên dù tuổI đờI đã bề bộn mà nhan sắc đã ăn đứt mấy cô của nhà hàng. Chưa kể toilet sạch thơm phức nước hoa không thua các khách sạn năm sao thuộc tiêu chuẫn quốc tế. Lâu lâu có dịp ăn chay chơi một bữa thì bi nhiêu cũng không sao, ăn thường ngày thì xin bái biệt. Nhưng cũng xin có lờI cám ơn sự tiếp đãi tràn đầy ân tình của anh L, một ngườI bạn mớI quen nhưng tâm thức thì đã chung một dòng. Các bạn tất cả đều mong sẽ có ngày gặp lại. Một tuần sau khi về, bạn GT có gọI điện cho biết, chủ nhân của nhà hàng đã có lờI mờI các bạn Giác Thức lên tivi quảng bá vấn đề ăn chay và giớI thiệu pháp thiền, mọI chi phí do nhà hàng đài thọ. Nhưng GT đã từ chốI vì cảm nhận các bạn chưa đủ trình độ đãm nhận vai trò quan trọng đó.

Không có nhận xét nào: