Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 2 : MIỀN TRUNG - CAM RANH

Chiếc mini bus màu đỏ mớI tinh, chở 27 ngườI chúng tôi khởI hành đúng 4 giờ 30 phút sáng thứ bảy ngày 15 tháng 3 năm 2008, từ Bình Dương trực chỉ ra miền Bắc. Trạm đầu tiên chúng tôi ghé Cam Ranh sinh hoạt vớI các bạn tạI nhà anh T. NgồI trước mặt chúng tôi vỏn vẹn chỉ có 4 bạn mà đường lốI đã rạch ròi phân chia hai ngã. Anh T chủ nhà hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ thật phảI đạo tu hành. Anh đã thực hiện một cuộc tuyệt thực, thanh lọc bản thể nhiều ngày, đến độ vợ con anh lo lắng sợ hãi đến phản ảnh quyết liệt vớI bạn M Bình Tiên: Nếu anh không ra mang đi hết băng từ kinh sách Vô Vi, tôi sẽ đem vụt thùng rác. Hiểu bạn, thương bạn và cũng thông cảm cho gia đình bạn nhưng anh M không biết làm sao ngăn cản khuyên can. Bất đắc dĩ hôm nay anh M Bình Tiên gợI lên để nhờ chúng tôi ý kiến. Các bạn nói chung chung, chẳng ai dám mạnh tay dập tắt ngọn lửa đang cháy trong lòng anh T và xém chút đã thiêu rụI luôn cả nhà. Tôi buộc lòng. Trước nhất pháp Vô Vi không có điều khoản bắt buộc nhịn ăn. Nói như vậy để chị T đừng vì quá thương chồng mà quay ra bài xích pháp mang tộI vớI bề trên. Anh T vì quá ham mê tu nên đã tự tìm phương cách thanh lọc bản thể. Điều này đúng và rất tốt. Nhưng thanh lọc có rất nhiều cách, không hẳn chỉ có cách nhịn ăn. Điều thứ hai, quan trọng không kém là anh T đã vì mình mà quên hết những ngườI xung quanh. Lý ra anh phảI giảI nghĩa rành mạch cho gia đình hiểu anh đang làm gì, có lợI ra sao. Đàng này anh cứ âm thầm thiền, tự ý nhịn ăn, mặc kệ ai nghĩ sao thì nghĩ. Đang sinh hoạt bình thường tự nhiên quay ra tu rồI bỏ hết công ăn việc làm, ngồI nhắm mắt, nhịn ăn, niệm phật, cơ nghiệp đùn hết cho ngườI đàn bà, như vậy là thất sách. Hơn nữa anh đã hành xữ như ngườI thiếu lễ vớI bạn đời. Khi đã kết hợp hôn nhân là đã trao trọn cuộc đờI cho nhau. Hoạch định cuộc sống như thế nào là phảI có sự đồng thuận của cả hai bên. Thế gian này đặc biệt duy nhất Thái Tữ Sĩ Đạt Ta của hơn hai ngàn năm trăm năm về trước, đã bỏ vợ, bỏ hoàng cung ra đi tìm đạo. Chưa thấy có ngườI thứ hai. Sau cuộc gặp gở này, chúng tôi hy vọng anh T sẽ suy xét lạI. Gầy dựng được một gia đình ấm cúng, mở mang được một công việc thương mãi ổn định không phảI là một chuyện dễ so vớI thờI kỳ này ở VN. Anh T chỉ cần lo tròn sinh hoạt, chu toàn trách vụ của một ngườI chủ gia đình, hồI đáp lạI chắc chắn gia đình sẽ ũng hộ anh triệt dể.

Anh S thì lạI khác. Thiền một thờI gian anh lượm được hai ba chữ không: Không kết quả, không danh lợI, không cả bạn bè. Theo lý Vô Vi, anh phảI đã âm thầm nghiền ngẫm hành trình diển biến của tâm thức. Ngược lạI, anh đã chán nản bỏ thiền quay ra trác táng. Cuộc đờI coi như đi đứt. PhảI vậy thôi. Chữ Không này vạn bất đắc dĩ anh phảI nhận, chứ thật ra anh chưa hề Có thì sao đạt được Không. Bỗng một hôm, anh gặp được một ông già râu tóc bạc phơ giống như mấy ông tiên trong phim Hồng Kông. Anh gặp ngay giữa ban ngày lúc đi chơi trong núi. HồI mớI nghe tôi cứ tưởng anh gặp trong giấc chiêm bao. Vị này nói dăm ba câu vớI anh, bỗng nhiên anh "tức khắc khai ngộ". Thức dễ như vậy chứng tỏ tâm anh cũng muốn tu lắm chứ. Anh về thiền trở lạI cho đến khi gặp được chúng tôi. Anh không thực hành pháp nhịn đói nhưng anh đôn đốc cổ vỏ anh T thực hiện. Càng ngộ hơn nữa, chuyện nhịn đói của anh T mà anh T không nhiều lời. Ngược lạI anh S như là luật sư đạI diện, trình bày, biện minh, nói lý dùm anh T. Y như Ông Tám nói: NgườI làm thì không nói mà ngườI nói thì không làm.

Anh M Bình Tiên thì lạI quá từ bi. Anh quá lo lắng quan ngạI cho bạn của mình đi sai đường. Anh quên một điều căn bản là ai cũng có nghiệp lực riêng. Và luôn phảI chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình. Không ai lo được cho ai. Nếu thấy cần chỉ nên khuyên giảI, nhưng không mong cầu phảI đạt được kết quả. Mấy ai độ được cho ai mà cầu.

Anh H thì gánh đờI còn nặng trĩu. NgồI chưa nóng chỗ đã vội đứng lên ra ngoài trả lờI điện thoạI liên tục. Cam Ranh chỉ chừng này mà xem chừng đã nhiều thách đố cho chúng tôi. Xưa nay không phảI học bài nghịch vẫn thâu lượm nhiều kết quả hơn bài thuận sao.

Trưa hôm đó, buổI cơm chay đầu tiên ngon lạ lùng. Thức ăn do đoàn đã chuẫn bị sẳn mang theo. Khổ qua nhồI đậu hủ kho kèm thêm đậu phọng rang muốI, muốI mè đen. Cảm thấy chưa đủ mặn mòi, các chị nhà bếp đã tăng cường thêm dưa muốI, tương xào xả ớt và một nồI canh cảI ngọt. Gia đình anh T đã thuê sẳn bàn ghế, nấu sẳn cơm, nước trà tiếp đãi chúng tôi. Đi đến chổ lạ có sẳn thân quen thật không gì quý bằng. Xin cám ơn. Thức ăn bổ dưỡng hạp khẫu vị chưa chắc đã cho ta cảm giác ăn ngon, mà không khí thân thiện và tâm bình hòa vui vẻ mớI là yếu tố. Suốt cuộc hành trình 15 ngày đoàn quyết định dùng thực phẫm chay. Bạn nào chịu không nỗI có thể ăn ở ngoài. Nhưng đã không ai xé rào đi lén, thật đáng khen.

Xong bữa, bất ngờ chúng tôi được đi tắm biển ở bãI Bình Tiên ngay trước mặt nhà của anh M. BãI hoang sơ cô tịch với những cây dừa già ốm tong teo gắng mình cườI theo gió. DướI chân rảI rác những bụI rau muống biển lá tròn cọng to bò loanh quanh như ôm lấy cát để xây lâu đài. Núi cao sừng sững ngạo nghễ nhìn trờI xanh mây trắng. Sóng xô bờ quậy tung bọt trắng, ngàn đờI mang theo một ẩn tình của cát. TộI nghiệp mấy cụ dừa, đứng trên cao nhìn xuống nhân gian, bất lực biết mình không còn giữ được thân mạng bao lâu nữa. Không lâu nữa, các tập đoàn ngoạI quốc sẽ đến khai thác bãi tắm, thương mạI hoá hoàn cảnh. Khách sạn cao tầng, nhà hàng, shopping, những tiện nghi hiện đạI sẽ xóa hết vẽ đẹp hoang dã của biển. Thiên nhiên dần mất dấu bởI bàn tay con người. Anh M sống và thiền một mình giữa chốn hoang liêu. Không gian này thật lý tưởng cho ngườI đã biết được đường về. Ngược lạI sẽ là chốn lưu đày của kẽ phàm phu. Tiếc quá, anh M không còn hưởng được sự ưu đãi của thiên nhiên một ngày gần đây.

Đêm đó các bạn Cam Ranh giớI thiệu chúng tôi một nhà nghĩ mớI mở còn thơm mùi nước vôi quét tường. Tiếng sỏI trảI đường reo vui theo bước chân còn nguyên màu đỏ của gạch. Những cây kiểng xanh tươi lả ngọn đón chào. Nhất là khăn trải giường còn vướng vất mùi thơm của vảI. Những góc cạnh toilet chưa lấm lem bụI đời. MớI rờI ra khỏI nhà gặp dịp may như thế này thật không tiếc công đi.

Đặt lưng được xuống giường, cơ thể tôi hầu như kêu cứu. Tôi cho phép tư tưởng mình lông bông theo những vòng xe quay từ sáng sớm ra đi đến giờ. TộI nghiệp chiếc mini bus quá nhỏ. Nó dùng để chở khách trong thành phố nên đã không có cái thùng chất hành lý cho những chuyến đi xa. Hai mươi bảy ngườI chỉ cần một ngườI hai cái valy là cái đường đi giữa xe biến mất. Trước đó chúng tôi đã được dặn dò. Một túi nhỏ dành quần áo mõng lúc xe còn lang thang các tỉnh miền Nam và miền Trung. Riêng một valy lớn gồm quần áo ấm, khăn choàng, nón vớ dành sẳn cho miền Bắc đang chịu cảnh rét lạnh cắt da. Tất cả đã tuân hành răm rắp. Rồi còn nồI niêu son chảo dự bị cho nhà bếp. Thêm lỉnh kỉnh thức ăn mặn ngọt đủ món. Phần các bà, tôi thấy hầu như mỗI ngườI đều có thêm một túi xách chất hàm bà lằng; bàn chảI, kem đánh răng, lược, kem chống nắng, nón, dầu xanh, mứt gừng, kẹo dừa hay linh tinh nhiều món không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày. Theo tôi, thêm một chiếc mini y như vậy nữa họa may mớI chất hết. Đàng này.

Thôi thì thôi thế phảI đành thôi.

Hành lý luôn luôn lấn chổ ngồi.

NgườI đi sao nở đồ ở lại.

Thôi thì thôi thế phảI vậy thôi.

Tôi nhớ lạI lần tiển Ông Tám năm 2007 tạI Sydney, Ông Tám cườI nói vớI tôi: Chỉ cần lo tròn tam đạI sự. Lần đó tôi tự nói vớI mình, ghê vậy sao. Nay trên chuyến xe đò nhỏ du hành xuyên Việt, tôi thấm thía làm sao ba chữ tam đạI sự mà Ông Tám đã khuyến cáo.

Xe chật đến không còn lốI đi, chổ nào nhét được là bà con cứ tự nhiên. Từ trên trần xe xuống đến dướI băng không còn một chổ trống. Chúng tôi ngồI co hai chân trên ghế như kiểu ngồI uống cà phê thất nghiệp ở mấy tiệm Tàu. Cũng giống y như lúc tôi vượt biên trên chiếc ghe mục nát năm xưa. Họ nhét chúng tôi như xếp quần áo dướI khoang tốI đen. Nếu lỡ có mắc thì giảI quyết ngay tạI chổ, không xê dịch được một ly. 18 năm rồI giờ mớI có lạI cảm giác ngột ngạt này. Nhưng thiệt tình mà nói, lần này đở hơn nhiều và lạI vui nữa chứ. Tôi một mình cườI tủm tỉm khi nhớ lạI cảnh "xả cảng" sáng hôm nay. Đầu tiên là phảI hô lớn lên cho tài xế tìm chổ dừng quân. Kế đến, anh bạn ngồI sát cửa sẽ chuyển tất cả một đống túi xách để mở cửa dọn lốI đi. Tài xế lúc đó sẽ từ từ chậm ga rà xe theo lề để tìm bảI đáp. Trước nhất là kiếm cây xăng. Nhưng xăng chưa hết thì làm sao ghé đây. Không giống như ở Úc. Bạn ghé cây xăng không cần phảI đổ xăng. Bạn có thể đi toilet, mua tờ báo, một lon nước ngọt, gì gì cũng không cần thấy ngại. Việt Nam thì khác. Ghé vào hàng quán xin đi toilet, trước hết phảI vờ mua một món đồ, sau đó mớI xin phép. Thủ tục bao nhiêu năm, bất cứ nơi nào đều y chang không thay đổi. Không thể đổ xăng thì kiếm rừng chồi, bụI lùm lớn hoặc một chòm cây hoang dạI không được gần nhà của dân. Xong rồI. Cửa mở. Trật tự. Bà con ngồI trước xuống trước, ngồI sau từ từ. Coi chừng cái giỏ. Khoan, để tui rút cái chân lên. Các nữ binh nhanh chân nhất đã khuất bóng lẹ làng trong các lùm cây, hố đất. Còn lạI các chiến binh nam đứng dịch sang một chút khỏI xe, thong thả nhìn trờI nhìn đất thoảI mái từ tâm đến thể xác. Xả xong, thân tâm thanh nhẹ liền tức khắc. Giây phút này thật tình mà nói, giảI thoát tức thờI, đâu đợi chi mãi tận đờI sau. Xuống đã vậy. Lên phảI ngược lại. Quý đồng bào nghĩa khí hy sanh ôm băng sau, lên trước. Lảo ông lảo bà ngồI trước phảI đợI thiên hạ đâu vào chổ đó xong, mớI được lên. Thiệt là một hoạt cảnh vui chưa từng thấy nếu không chịu cùng nhau đi chơi xa. Trước đây 10 năm, tôi và các bạn Sydney đã một lần đi du ngoạn miền Trung, đã biết qua cảnh ngộ vui vẻ này. Tưởng đâu giờ sự thể đã khá hơn. Không ngờ, vẫn phảI hát bài "10 năm tình cũ" của Trần Quảng Nam. Đạo bảo sự đờI là vô thường, coi chừng ở VN có lắm sự đờI còn lâu mớI thay đổi.

Lang thang một hồI đi lạc mất vào giấc ngủ lúc nào không hay. Bỗng có tiếng chuông reng báo thức. Chúng tôi 3 ngườI cùng ngồI thiền đúng 11 giờ hơn. Những bạn khác như thế nào tôi không biết, riêng ba đứa tụI này đều thủ sẵn cái la bàn định hướng Nam. GiỏI chưa. Đệ tử Vô Vi mà. Dù đi chơi vẫn không quên thiền định. Có như vậy chúng tôi mớI đủ năng lượng làm việc, chịu đựng nghịch cảnh. Và nhất là sống vui. Sáng sớm dậy, chúng tôi công phu một bận trước khi ra khỏI phòng. Hành thiền buổI sáng giúp các bạn tỉnh táo, thêm năng lực, gom tư tưởng hướng thiện. Thiền sẽ là một đóa hoa ngát hương thơm theo bước chân của bạn trong ngày mới. Nguyên tắc để tạo hạnh phúc, theo tôi là thiền định. Không một bí quyết tuyệt đĩnh nào có thể bỏ qua thiền định. Niềm hăng say sống, ý thức quy thuận cuộc đời chấp nhận những cái mình có như nó là, đều nở ra từ cánh hoa thiền định. May mắn cho chúng tôi đã có được pháp thiền Vô Vi. Và còn hạnh phúc hơn nữa, khi chúng tôi hưởng được những lờI dạy bảo ân cần, chính xác đầy từ bi của Ông Tư, Ông Tám. Xin muôn vàn tạ ơn hai Đấng Ân Sư.

Sáng hôm sau trên đường đến nhà anh Q, thể theo lờI yêu cầu, chúng tôi ghé thăm nhà của anh S. Một chút thôi, ghé vô là đi liền vì đường còn xa, chương trình thì nhiều. Nói vậy mà cứ hoạt cảnh dờI valy, mở cửa, nhảy qua các túi xách áng ngự đường đi, xuống xe lên xe thiệt là phiền. Hay là Thầy đang dạy chúng tôi chữ nhẫn. Biết đâu.

Nhà của anh S phảI gọI là sao mớI đúng. Cái chòi. Không phảI. Là cái vựa ve chai mớI đúng. Một đống. Hai. Ba đống. Hàm bà lằng đủ thứ vật liệu phế thảI đang chờ tái chế. Anh S ấp úng: Hôm trước anh Năm Bà Rịa có ra đây cho anh được số tiền che một chổ để thiền. Anh đưa tay chỉ cái chòi không có cửa được che bởI những tấm tôn, ở giữa chừa một cái lổ vuông vức. Trên cái lổ có một khung cây chọc thẳng lên trời. Anh nói: Tôi đang kiếm tiền che cái tháp đó để mỗI đêm tôi ngổI thiền. Lạ quá, ngồI thiền đâu cần cái tháp. MọI ngườI có chung cãm giác khi nhìn cái đống ngỗn ngang đó mà gọI là nhà. Có tiếng anh T Bình Dương: Sao anh không bán bớt những cái này, tiền khẫm đó nha. Anh S nói gì lí nhí trong họng nghe không rỏ. Bỗng một ngườI đề nghị: Giúp cho anh một số tiền để anh lấp cái thõm đó, có chổ ngồI thiền. Đồng ý. Chúng tôi trích quỹ tặng anh số tiền tàm tạm goi là. Thật ra chia sẻ tinh thần hay vật chất vớI bạn đạo là chuyện nên làm. Nhưng phần ngườI tu có nên vịn vào chuyện tu hành rồI bày ra thảm cảnh để gợI lòng thương của tha nhân hay không? Câu trả lờI còn tùy trình độ. Không biết anh S hôm nay đã gặp một ông tiên thứ hai chưa?

RờI nhà anh S, chúng tôi ghé đến nhà anh Q, một sư huynh của bạn đạo Cam Ranh. Con hẻm dẫn vô nhà trảI đá xanh thật sạch cho chúng tôi cảm giác yên bình. Cửa cổng song sắt, nhìn vô trải rộng trước mắt là cây kiểng hoa lá đủ màu. Phía sau nhà một vườn dừa xanh tươi trĩu nặng. Là dân thành phố, hàng ngày chúng tôi hưởng khói bụi mịt mờ, xăng dầu khét nghẹt, thỉnh thoảng lạc vào vùng cây xanh lủng lẳng trái như thế này thật không khác lạc vào mê cung. MọI ngườI cườI toe toét, trầm trồ luôn miệng. Anh Q ơi! hái dừa uống nha anh Q. Chủ nhà và các bạn lăng xăng. Một lát sẽ hái, bây giờ mờI bà con vào nhà chúng ta sinh hoạt. Khoan khoan để chúng tôi dao vườn xem cây một chút. MọI ngườI túa ra đi vòng quanh các cây dừa luôn miệng đoán dừa già dừa non. DướI chân là những bui ngò gai, loạI rau dùng để ăn phở mọc tràn lan theo lốI đi. Ngoài kia nắng rực lửa. Và ngoài kia, cũng là bạn tu mà cảnh ngộ sao ngàn trùng xa cách. MớI hay cuộc đờI đâu theo ý mình.

Là một nhà giáo, anh Q tu thiền cũng như anh dạy học. Đúng đắn, nghiêm chỉnh, trật tự và an toàn. Các con đã thành đạt ra riêng, hai vợ chồng già chắt chiu phần cuốI đờI ẩn tu tạI vườn dừa xanh mát này. Anh tâm sự về những ngày xưa Vô Vi còn nhiền bạn bè. Đã cùng nhau sinh hoạt hàng tuần thật vui. Giờ kẽ mất, ngườI đi xa. Chánh quyền không cho phép, anh đã lâu không có dịp hàn huyên gặp gở bạn đạo. Kỷ niệm xưa hiện về trong lờI nói, trong ánh mắt. Tôi lắng nghe và thầm cám ơn bề trên đã ban cho tôi những giây phút hạnh ngộ quý giá như hôm nay.

Tu hành đúng nghĩa, theo tôi, chỉ cần tâm đâu cần giấy phép. Còn mượn tu để thiết lập, cũng cố của cảI và quyền lực, ôm danh tạo lợI, gom tín đồ làm thầy, gì gì nữa, toàn những chuyện ngu xuẫn. NgườI thông minh có đạo tâm không ai màng. ThờI buổI xã hộI khó khăn, con ngườI phảI đương đầu vớI nhiều tai ách, chúng ta có hành thiền tâm tư phần nào được ổn định. Chúng ta phảI gom góp cái ổn định, nhóm lên ngọn lữa an vui để có thể tự giúp mình, sau nữa có thể ảnh hưởng lan truyền cái hạnh phúc an tĩnh đó cho mọI ngườI xung quanh. Chúng tôi tha thiết đề nghị anh Q và các bạn xa gần thuộc tỉnh Khánh Hoà hãy ngồI lạI vớI nhau ít nhất một tháng một lần. Can đảm lên. Chúng ta thiền. Chúng ta tu. Chúng ta đang trên con đường hoàn thiện chính mình. Chỉ có những con ngườI nhận biết rỏ rệt cuộc sống mớI có thể sống vui, sống khoẻ, vô cầu, vô ngã. Và sẽ là những thành viên hữu dụng cho xã hộI, cho đất nước. MỗI một ngườI thiền là một điểm sáng đẩy lùi bóng tối. Một dân tộc biết thiền sẽ xóa được mầm mống tộI ác của xã hội. Chúng ta là những thành phần tiên phong trên con đường đưa VN đến kỷ nguyên tâm linh mới. Tôi tin chắc chắn điều đó.

Cơ hộI này anh Q Canada đã giúp các bạn điều chỉnh lạI cái sống lưng. Phần đông các bạn mớI ngồI vào còn giữ được cái lưng thẳng thớm. Một hồI mõi quá có ngườI ngả bên đông ngườI ngả bên tây. Tệ hơn nữa là gục lên gục xuống như gà mổ lúa. Các bạn đã quên hay đã không hề biết, điều căn bản trước tiên cho bất cứ pháp thiền nào, là phảI giữ xương sống thật thẳng. Pháp thiền Vô Vi chúng ta dùng những danh từ riêng biệt, như là giữ cho điển quang xung lên bộ đầu. Đường lốI của những pháp thiền khác, họ dùng từ năng lượng (thay vì điển quang) cũng theo đường xương sống thẳng đi lên. Giống nhau thôi. Chung quy là phảI giữ lưng thật thẳng. Tôi đã từng chứng kiến ở nhiều thiền đường, từ hãi ngoạI về đến trong nước, cứ đụng đến vấn đề công phu, là có tự ái nhảy ra ngay. Ngạc nhiên của tôi, là Thầy thì luôn luôn nhắc, thực hành, thực hành và thực hành. Mà sinh hoạt thì chỉ nói suông lý thuyết. Ít có ngườI chịu coi lạI cách ngồI, cách soi hồn hay thở của mình có đúng hay chưa. Lý thuyết và thực hành phảI đi đôi vớI nhau. Nói được là làm được. Nói thì hay mà ngồI gục lên gục xuống thì lấy gì bảo đảm cho lờI nói của mình. Cho nên mê chấp còn triền miên. Tánh tự ái, tham lam, cố chấp, tự cao tự đạI vẫn nguyên xi như ngày chưa tu. Thử một cái là lòi ra ngay.

Bạn K ở Đất Sét hăng hái ra ngồI thử nghiệm cho anh Q sửa lưng. Bắt đầu từ giờ anh Q có pháp danh là Thầy Sửa Lưng. Anh chỉ cách Soi Hồn, đặt tay sao cho thẳng vớI vai. Kê cái gốI ngồI phảI vừa tầm vớI thân hình. Và thở pháp luân phảI vòng hai tay ngang rún, ép sát vòng bụng. Tư thế này hình như là thế thích hợp riêng của anh Q chứ Thầy không có dạy như vậy. Bạn K ngồI chưa được thẳng lắm. Sống lưng nổI lên nhiều cục. Anh Q chẩn đoán bạn K tánh còn nóng nảy trúng ngay bon. Nhưng sửa tánh không phảI chỉ ngồI thẳng lưng mà được. PhảI hiểu cặn kẻ nguyên nhân đưa đến những tính cách tiêu cực như nóng nảy, sân hận, sợ hãi hay gì gì nữa. Theo tôi vì tự ngã lớn quá. Không chấp nhận thất bạI, tham lam ham hố hoàn thành mau chóng. Ngay đến chuyện tu hành phảI cần nhiều kiếp sinh thành may ra. Mà trong một kiếp lạI vẻ ra đủ chuyện, đủ trò để giảI thoát cho mau, để mau lên Niết Bàn, để chứng tỏ ta đây là kẻ đạo hạnh cao dầy. Hãy thiền về chữ "tôi" để biết mình còn muốn là ai nữa hay không. Ngay cả là chồng, là cha, là mẹ cũng vứt đi. Thế gian này không ai là cha mẹ vợ chồng con cái của ai hết. Tất cả chỉ là một điểm linh quang đờI đờI không lịm tắt. Cũng là Cam Ranh mà các bạn ở đây nhờ biết họp đoàn, tu nhóm nên giữ vững được phần thực hành, thấu triệt lý thuyết. Quan trọng nhất lạI cũng chính là tình thương, một cần thiết xem ra còn quý hơn vàng trong cái xã hộI gần như băng liệt này.

Trong khi các bạn nam chăm chú xem anh Q chỉ dạy cách ngồI, thương các chị đang quây quần dướI bếp lo bữa cơm đãi chúng tôi. Học xong là đến ăn. Ăn xong thì phảI xả. Xả xong đâu đó thì đến ngủ. Tam đạI sự xem ra rất tầm thường. Tầm thường vậy mà bỏ thử coi, thấy nhà thương liền. Đã nhiều lần chúng tôi dự định lúc sinh hoạt bỏ cái khoản ăn uống. Phiền quá, mất thờI gian lạI khiến các chị trách nhiệm không thể dự chung buổI sinh hoạt. Nhưng tình hình diễn tiến không ổn chút nào. Cứ như thiếu thiếu một cái gì. Không phảI thiếu ăn. Mà thiếu cái tươi vui sống động, cái hoà chung sắc thái, cái nguồn sống tự nhiên. Nó trơ trẽn, gọn lỏn, vô duyên như cô thiếu nữ đẹp mặc áo dài gấm mà quên mặc cái quần. Thế là cùng nhau hứa hẹn: Ăn qua loa, chỉ cần một món, ăn no không cần ăn ngon. Nói vậy chứ không phảI vậy.

Ngoài anh Q còn có Bác V, Bác N như là những sư huynh gắn bó vớI anh em trẻ Vô Vi của Khánh Hòa. Chúng tôi ngồI thành vòng tròn. Các em đứng thành hàng sau lưng chăm chú nghe. Những khuôn mặt thành khẩn. Những ánh mắt khát khao. Tôi nhìn ra được những phần hồn đang dò dẫm hướng đi. Ở đâu có đạo, ở đó có yên vui. Giây phút này, các bạn đang trong khoảnh khắc dứt được phiền muộn, quên mất thờI gian không gian. Các bạn thật sự buông được cái nhọc nhằn của hôm qua và cái mờ mịt của ngày mai. Còn lạI giây phút này vớI một tâm thức tràn đầy hạnh phúc. Các bạn tao ngộ được vớI những ngườI đồng hành, để một lần nữa vững tin chúng ta không cô đơn.

Chị Q và các chị Diên An, Diên Xuân, Diên Khánh đã đãi chúng tôi một bữa cơm ngon bất ngờ. Ai nói chỉ có các bà miền Nam mớI giỏI bày biện nấu nướng. Miền Trung cũng bài bản như ai. Thật khác xa bữa cơm "ngon" ngày hôm qua ở nhà anh T. Nhìn cái bàn tròn chất đầy các tô dĩa bốc khói, tôi ngờ ngợ vị giác của mình có vấn đề. Nào là gỏI dưa, tôm hỏa tiển, gà xé phay, đậu hũ tứ xuyên, toàn là những món chiến. Chưa kể óc xào sà lách, canh khổ qua, canh rau vườn nhà, cơm trắng, sửa đậu nành, nước dừa, nước trà nóng, không làm sao thanh toán hết. Phần tiếc công lao của các chị tất bật từ chiều hôm qua. Phần thương các bạn đường trường xa, chiều nay biết có tìm được một hàng quán nào để qua bữa hay không. Tôi đành hy sinh làm kẻ xấu, mạnh miệng xin vớI chủ nhà cho chúng tôi được sớt nồI, vét chảo, trút sạch chén tô trước khi lên đường. Thật lạ, cái cảm giác mãn nguyện khi đem niềm vui đến cho các bạn đã đánh tan cái hổ thẹn thường ngày.

Trước khi lên đường, chúng tôi đã chia sẻ vớI các chị ở Đất Sét (Diên Xuân?) mỗI ngườI một phong bao lì xì để gọI là chút tình tao ngộ. Ở mỗI nơi ghé qua chúng tôi đều không quên để lạI một vài CD Chơn Kinh mớI nhất và Đặc San Vô Vi. Anh Q đã không quên biếu chúng tôi mỗI ngườI một trái dừa uống nước. Chụp hình lia lịa. Nói cườI rộn rã. Tay bắt tay. Mặt nhìn mặt. Nói sao cho hết nỗI vui. Giờ đây ngồI viết lạI những dòng này tôi cứ nghe như mớI hôm qua. Xin ghi vào tâm những thâm tình quý giá. VớI tôi qua chuyến đi này, kể từ nay tôi đã có thêm những bạn bè mớI để nghĩ về mỗI khi Tết đến.

Xe lên đèo. RồI xe xuống đèo. Giống như cuộc đờI thăng trầm trôi nổI không lúc nào ngơi. Tiếng Thầy trầm ấm đang thay thế Tôn Đường nói lên nỗI lòng từ bi thương yêu con cái trong cuốn băng Phụ Ái Mẫu Ái vang lên. Từ hôm đi đến nay các bạn chỉ thích nghe mỗI cuốn băng này. Chúng tôi đang là những đứa con cần tình Cha Mẹ? Hay là những Cha Mẹ đang xót xa các đứa con lầm lỗI?

Những cái tên đèo Rù Rì, đèo Cả, Vạn Giã, biển ĐạI Lãnh thật xa lạ vớI chúng tôi. Thiên nhiên mở ra trước mắt là biển xanh mênh mông sóng gợn. Những thuyền chài nhỏ lắc lư mang một màu xanh đặc trưng của biển, nằm mõi mệt xơ xác sau một chuyến ra khơi. Xa xa tít mãi chân trờI ánh dương đã chuyễn màu cam như thốt lờI từ biệt. Lòng tôi chùng xuống một nỗI xót xa. Tôi không có tình vớI biển. Biển đã hùa vớI định mệnh cuốn trôi, dìm mất xác hàng vạn anh em chúng tôi. Họ có tộI tình gì mà biển chẳng nương tay. Tôi may mắn thoát nhưng vẫn không thể nào quên. Nên mỗI khi các bạn rủ đi Vũng Tàu sống chung, tôi thường từ chốI vì không thể nhìn mà không liên tưởng. VớI ai, tu là hũy diệt lục dục thất tình. VớI tôi, tu là thăng hoa, là chuyễn hoá chứ không hũy diệt. Có biết ghét, biết hờn mớI biết yêu thương. NgườI không biết khóc thì không thể biết cười. Có đau khổ mớI biết thế nào là hạnh phúc. Buông bỏ chỉ thật sự xảy ra khi con người đã có tất cả. Từ tiểu ác đến đạI ác. Từ nghèo nàn tiến lên tột đĩnh cao sang. Từ vô danh phấn đấu leo lên ngất ngưỡng quyền lực. Có tất cả đồng thờI cũng không tất cả. Con ngườI sẽ cảm thấy cô đơn, thiếu một cái gì đó không thể tìm ra bằng những phương tiện phù du thế tục. Khi đó tâm thức lên tiếng. Hãy buông bỏ hết. Hảy dứt khoát đi con đường khác. Chỉ như thế. Và phảI như thế con ngườI mớI hoàn thành được kiếp nhân sinh.

Chiều xuống chầm chậm, hai bên đường ruộng đồng hẻo lánh, nhà cửa thưa thớt. Miền Trung nổI tiếng nghèo nàn, đất hẹp không có bình nguyên. Nhà ở nhỏ như cái hộp chỉ có bốn bức tường. Gạch đã ngã màu. Mái ngói phủ rêu. Cái nghèo rỏ nét nhất ở những khoảng sân trồng rau, trước hoặc bên hiên nhà. RảI rác vài cánh hoa dạI yếu ớt vươn lên ngẫng nhìn mặt trời. Con ngườI còn chưa được đãi ngộ nói gì đến thiên nhiên.

Vừa qua khỏi ngả ba rẻ vào thị xã Quy Nhơn đường bị gián đoạn. Xe bắt đầu lên đèo Cả. Hai bên là rừng. Đoàn xe nốI dài. Không có tín hiệu nào để biết lý do kẹt đường. Bao tử bắt đầu rên rỉ. Giữa rừng già, trong buổI chiều chạng vạng tốI, các bạn đã độ phần cơm "ăn xin" lúc trưa. Và một miếng cơm kèm vớI một tiếng cườI sảng khoái. Thiên hạ hay đùa vớI nhau: Cái này ngon vì phảng phất khói nhang, ý nói là đồ chùa không mất tiền mua. Nhưng buổI chiều nay, cơm chùa chắc cũng thua xa cơm bụI. Các bạn vừa ăn vừa rốI rít cám ơn cái hành động nghĩa hiệp xin ăn của tôi. Cái bao tữ của tôi nó kiếm chuyện mấy tháng nay, tôi không ăn chỉ đứng nhìn. Và tôi đang lắng nghe. Sự rộn ràng phấn chấn bật ra tiếng cườI của các bạn đã kéo theo sự xao xác của lá hoa rừng núi. Côn trùng bắt đầu cất tiếng ca cám ơn tia nắng cuốI cùng, chấp nhận chia tay nhường thờI gian lạI cho đêm chầm chậm rơi. Tấm màn nhung từ từ khép lạI. Tuồng hát tạm thờI chấm dứt. Ngày mai đờI lạI bắt đầu. Vở kịch mớI lạI được mở ra. Tâm vui là cảnh vật sẽ trở nên thiên đường. Tâm sầu não là địa ngục hiện hình ngay. Ngay lúc đó anh T đã nhận được điện thoạI từ các bạn Bình Dương, báo tin ĐạI HộI Cairns năm nay đã dờI về Canada vì lý do sức khoẻ của Thầy. Đây là lần thứ hai Úc Châu hụt mất cơ hộI đón tiếp Thầy và các bạn. Chắc sẽ không còn cơ hộI nào nữa. Chị D chỉ mặt tôi. Úc Châu tu dở quá mà. Nếu không vậy, sao lạI vậy. Tôi cườI không trả lờI, nhưng lòng tôi lên tiếng. Đúng vậy mà

Không có nhận xét nào: