Thứ Năm, 4 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 12 : VỊNH HẠ LONG

Hôm sau ban tổ chức đưa chúng tôi đi dạo cảnh Vịnh Hạ Long. Trên đường từ Hà NộI chạy một quãng mưa bắt đầu nặng hạt. Chạy thêm một quãng nữa mưa dứt. TrờI mớI hừng hừng. Chúng tôi ghé một quán bên đường để ăn sáng. Đến nơi, vịnh chỉ loe hoe vài ba chiếc xe, du khách còn thưa thớt. Các chị công nhân bến đang ngồI không tán chuyện. Có chừng 3 cái hang động được giớI thiệu, khách sẽ chọn và giá tiền thuê thuyền cũng khác nhau. Biển tung lên từng đợt sóng nhỏ khi cơn gió quét qua. TrờI lạnh theo gió. Da trờI xanh nhuộm màu nước biển, trong vắt. Những tia nắng đầu ngày loé lên từ hướng đông. DướI bến những con thuyền gổ màu huyết dụ chờ sẳn để chở khách ra khơi. Còn rất sớm mà đã có thuyền từ vịnh quay về thả loe hoe vài ba du khách, có lẽ đã ngủ đêm ngoài khơi từ tốI qua. Trước mặt là những cồn đá nhô cao sần sùi mang nhiều hình thù quái lạ. Và ai đó đã cắt cớ đặt những cái tên nghe rất vui, thí dụ như hòn Chó Đái. Núi bọc vòng như ôm ấp vịnh trong lòng. Rừng cây xanh chập chùng soi bóng nước. Gió thổI mạnh làm rốI tung mái tóc, thổI bật tất cả chim rừng về một bến bờ nào xa khuất. Biển đẹp lãng mạn mà không một bóng dáng sinh động của những cánh chim biển. Chúng nó đã thiên di về đâu? Bỏ lạI chúng tôi từ xa đến ngở ngàng nhìn biển chết.

Từng đợt sóng dậy trùng khơi tâm tưởng.
Chim bỏ rừng theo con sóng ra khơi.
Chìm đáy nước mây trờI xanh xao gió.
Dạ bồI hồI viễn khách nhớ xa xôi.

Chúng tôi lên một chiếc tàu mớI tinh tách bến ra khơi khoảng 9 giờ 30 sáng thứ tư 26 tháng 3. Thuyền chạy từ từ len trong vịnh. Mặt trờI bắt đầu rực sáng. Thuyền trang trí như một cái quán ăn vớI hai dảy bàn ghế song song. Có tiếng ngườI gọI tôi lên mui tàu nhìn cho rỏ cảnh vật. Không gian bao la, sóng nước lững lờ, tôi cảm giác như bị nhấn chìm mất hút giữa hư không. Tàu chạy một vòng ven vịnh dạo cảnh. Trùng trùng điệp điệp núi cao hòn nhỏ, đủ hình hài hộI tụ chốn này. Thiên nhiên hậu đãi con ngườI.Vịnh Hạ Long thật xứng đáng ghi tên vào danh sách thiên nhiên nổI tiếng của thế giới. Hôm đó chúng tôi chỉ đi thăm động Thiên Cung và Hang Đầu Gổ. Đường lên động ngoằn ngoèo uốn khúc. Những bậc thang nhỏ hẹp liền sát nhau có tay vịnh nên cũng dễ đi. Lần leo núi này không mệt bằng lúc thám hiểm Núi Hàm Rồng. Tôi nhìn lạI đã thấy đủ mặt các lão làng, không thiếu vắng một ai. Lên đến chổ cao nhất chúng tôi lần vào hang động. Những phiến thạch nhủ nhỏ giọt từ trên đĩnh núi lơ lững nữa vờI như những giọt tình sầu, lóng lánh lung linh. TrờI đất vạn vật ai bày nên cảnh? Tuyệt diệu. Đẹp đến rả rời. Không rả rờI sao được. Từ miền Nam xuôi ra miền Bắc đến Hạ Long đã vượt hơn 2000 cây số, đoạn trường đã trảI biết bao gian nan. Du khách xếp hàng vừa đi vừa thở. Trong ánh sáng mờ mờ nhân ảnh, một thoáng tôi cứ ngở mình đang đi trên cầu NạI Hà đoạn vượt sông Bĩ Ngạn. Khoảng giữa lòng động rộng mênh mông có bốn cây cột chạm trổ, chạy thẳng từ vực sâu hun hút lên đĩnh như cổng trờI nên được gọI là động Thiên Cung. Nhìn lên thấy đá, nhìn xuống cũng đá. NgườI ta lồng bóng đèn để tạo thêm ánh sáng đủ màu lên thạch nhủ. Ánh sáng máy hình của du khách chớp sáng liên hồi. Đây là chuyến đi học đạo kèm theo du lịch. Một lúc mà cộng hưỡng hai điều nên tâm tình tôi không được vẹn toàn. Hình như tôi quan tâm cảnh không bằng quan tâm người. Tôi muốn nhân những cơ hộI này để nhìn cho rỏ anh em bạn bè tôi, những ngườI tự nhận tu thiền. Sau bao nhiêu năm “dồI mài kinh sữ” thiền sinh Vô Vi đã ngộ những gì? Và sau đây là cái ngộ của một thiền sinh Vô Vi trước cảnh thiên nhiên. Bài thơ của anh Năm Ron, ngườI mớI vừa khởI hành bước qua miền đất mới.

Hạ Long có động Thiên Cung.
Thiên nhiên cảnh sắc vô cùng đẹp xinh.
Chập chờn ánh sáng lung linh.
Huyền vi kỳ ảo cung đình xa xưa.

Trên thuyền hôm đó bếp VH lạI đãi món lẫu nấm. Lần dự khóa sống chung này chúng tôi đã được ba lần thưởng thức món lẩu này. Có phảI vì nó ngon và lạ. Hay vì VH muốn thử tài nghệ vớI món ăn mới. Nguyên cớ gì cũng có lờI cám ơn VH và các bạn miền Bắc. Thuyền xuôi trở lạI Vịnh, thả lững lờ giữa dòng nước biếc. Chúng tôi thiền chung trên sàn thuyền. Ông chủ thuyền và các công nhân hôm đó đã rất ngạc nhiên. Chúng tôi là những vị khách đầu tiên khai trương thương nghiệp chiếc thuyền mớI hạ thủy của Ông. Đặc biệt cho chúng tôi mà cũng đầy may mắn cho chủ thuyền. Ông cho biết đáng lý ra Ông đón một nhóm ĐạI Hàn chừng 5 người. Nhưng giờ chót họ chê thuyền của Ông nhỏ, nên đã qua chiếc tàu lớn để có thể ngủ đêm ngoài khơi. Lần sần chuyện vãn cũng gần đến 4 giờ, chúng tôi lên bờ. Đây là lúc sắp chia tay. Trên đường về, cách Hạ Long chừng 5 cây số chúng tôi đã ghé Khu Du Lịch Tuần Châu. Con đường phẳng phiu hai bên có giàn đèn nốI con lộ băng ngang biển vào thẳng khu du lịch thật đẹp và chắc chắn. Kiến trúc không thua ở hảI ngoại. Từng ngôi nhà nhỏ ẩn hiện trong lùm cây là nơi có thể ở cả gia đình. Vào sâu bên trong hiện ra một cái casino thật đồ sộ. VN chưa dám mở sòng bạc phục vụ cho dân. Casino này ăn thua bằng tiền đô. PhảI là ngườI ngoạI quốc mớI được vào. Tiện nhất là có biển nằm sát bên thuộc vòng đai của khu du lịch. Các bạn lạI muốn tổ chức sống chung ở đây năm sau. May là đã biết tu mà gặp cái gì đẹp, tiện nghi là muốn liền. Chừng nào mớI có thể có tâm không đây. Chắc còn lâu.

Giây phút chia tay nào mà không bịn rịn. MớI leo lên xe khuya hôm đó ở Bình Dương, thoáng cái đã 14 ngày trôi qua. TốI ngày mai chúng tôi sẽ trở về chốn cũ. Đi về nhanh như cánh chim bay. Các bạn chụp hình lưu niệm lần chót. Xe đã rồ máy mà tay vẫn nắm chặt bàn tay. Hẹn hò lung tung. Các bạn Tiền Giang về Hà NộI để đón xe khách. Đoàn Bình Dương trực chỉ quốc lộ 1 về lạI Sài Gòn.
Đêm đó lạI một đêm ngủ trọ ở một khách sạn “cũng quen” ở Nam Định năm trước. Nhưng năm nay đã hết quen. NgườI tu thiệt dễ chịu cứ nghĩ ngườI ta cũng giống như mình nên nhiều lúc gặp nhiều chuyện bực mình không như ý tưởng. Sáng hôm sau chúng tôi đi rất sớm vì đường còn xa. Bận về chương trình dự định ghé thăm Động Phong Nha Quãng Bình nhưng không đủ thờI gian nên chúng tôi đã trực chỉ Huế. Lúc ngang qua Nghệ An xảy ra một chuyện làm mất vui nhưng cũng là bài học cho cả đoàn. BuổI sáng, chúng tôi dừng xe ở một quán ăn ven đường để mua nước sôi ăn mì gói của đoàn mang theo. Đầu tiên phảI có ngườI xuống xe chạy vào hỏI thăm xem họ có chịu bán nước sôi hay không. Nếu có thì bà con mớI vượt valy, vượt ghế ngồI, trèo qua hành lý mà xuống đường. Anh T hỏI xong mừng quá dơ tay lên không quắt lia lịa. Bà con xuống xe ăn sáng nha. Mấy chị nhanh nhẹn chạy vào bếp phụ vớI nhân viên mở bao mỳ, múc nước, lấy tô, đủa, bưng ra. Ăn xong họ tính rẻ rề. Một gói mỳ giá bán 2.000 đồng. Nước sôi chế vô tô mỳ họ tính 5.000 đồng. Thiệt là không còn nghĩa đồng bào, tình dân tộc đâu nữa. Chỉ còn cái máy chém.,. sẳn sàng chém đứt đầu cái đám thừa tiền lắm bạc dám rũ nhau đi du lịch. Đọc báo nghe nói Quốc Lộ 1 có những quán cơm tù khống chế khách vãng lai phảI vào quán, ăn uống vớI giá cắt cổ. Thức ăn đã không ngon mà còn dơ dáy bẫn thĩu. Ai không ăn sẽ bị đánh đập. PhảI là đây hay không. Chắc vậy rồi. Các bạn ì xèo chuyện tô nước sôi mắc quá, phảI biết vậy không thèm ăn. Chị P còn thêm. Tôi thấy nó xé một gói cà phê sữa giá chỉ có 2.000 thêm chút đường pha ra ba ly xây chừng, nó tính 30.000. Thiệt hết cở thợ mộc. Chuyện tô nước sôi cũng chưa thấm thía bằng chuyện cái quán bên cạnh. Số là năm trước các bạn về ngang đã ghé qua. Ông chủ là một ngườI có học vị cao đã từ quan lui về mở quán sống qua ngày. Sau khi biết khách là những “vị Phật chưa thành” đang tu luyện, ông ta đã xin một cuốn Tôi Tầm Đạo để nghiên cứu. Biết đâu ông sẽ tìm được cho mình một hướng đi ở cõi đờI ô trược này. Vậy mà cái vòng quay của bánh xe đã trờ thêm một đoạn ngắn, để chúng tôi vuột mất một ngườI bạn. Ai cũng xuýt xoa tiếc rẻ như vừa đánh mất một viên ngọc quý. Thiệt đúng là không duyên. VN thật đã có nhiều chuyện lạ mà trên thế giớI không nơi nào có. Tôi cũng bị những chuyện lạ như vậy hấp dẫn nên mỗI năm cứ phảI xách valy về. Tiếp theo đáng lý chúng tôi phảI ghé Nghệ An theo lờI của Chú Ba phó thác để gặp một anh bạn mới. Nhưng giờ chót anh này còn đang ở Sài Gòn chưa về kịp. Đành hẹn lạI dịp khác. Chúng tôi tiếp tục tiến thẳng về Huế để hộI họp vớI các bạn Vô Vi và anh chị Lê T. Tiếc quá, đoàn đến Huế đã tốI không gặp được ai. Anh T đã đặt sẳn phần cơm ở một quán cơm chay nằm sâu trong hẻm. PhảI là dân địa phương mớI có thể tìm ra, du khách lạc loài như chúng tôi thì vô phương dò hỏi. Lúc trên xe đoàn đã hộI ý đến Huế sẽ đi đò đêm nghe hát trên sông Hương nên đã gọI điện nhờ anh T đặt đò. Không ngờ chú tài xế chạy liên tục hai ngày đã thấm mệt. Nên giờ chót chúng tôi đành bỏ chương trình xuôi đò dọc, chọn đò ngang ở một nhà nghĩ của cơ quan.

BuổI sáng khi trờI còn sương lạnh, Huế vẫn còn chìm trong giấc ngủ, chúng tôi đã lục tục kéo valy lên đường. TộI nghiệp anh T đã chạy đi mua bánh mì nóng hổI trong lò mang đến cho chúng tôi đem ăn theo đường. Xin cám ơn và xin ghi nhớ rất nhiều một tấm lòng thân thiện. TốI lại chúng tôi ghé Ninh Thuận ngủ ở một khách sạn sát biển Ninh Chữ. Mặt trờI vừa ló dạng hồng hồng ở chân trờI là chúng tôi đã ào ra biển. Lần đầu tiên trong đờI tôi tắm vui như ngày hôm đó. Một là vì nước biển không lạnh. Hai là vì tâm thức tôi đã xóa được nỗI ám ảnh đau thương của quá khứ. Mấy ngày qua chung sống gần gũi vớI các bạn, tôi đã như con nhộng lột xác, chắp đôi cánh bướm rực rở sắc màu tung tăng đùa giởn bên hoa. Đạo thần kỳ như vậy. Sống đạo là như rót thêm thần lực vào nộI tâm. Là thang thuốc thần bí chữa lành mọI căn bịnh thờI đại. Lúc tắm chúng tôi đã nắm tay xoay vòng tròn và hát những bản nhạc của đoàn Hướng Đạo nên gợI được sự chú ý cửa một vị nữ du khách. Cô xin phép được chơi chung. Chúng tôi như những đứa con nít còn trên ghế nhà trường, vừa hát vừa xoay vòng cườI giòn như pháo Tết. Trong thoáng chốc tâm tình nhẹ tênh, việc đờI như trút bỏ. Thiên đàng là đây tìm kiếm đâu xa.

Không có nhận xét nào: