Thứ Tư, 3 tháng 12, 2008

NỖI NIỀM TAO NGỘ 14 : NINH - THUẬN TRẠM CUỐI CÙNG

Trước khi đi cô D Bình Triệu đã có hẹn vớI Bác Sĩ N trên đường về sẽ ghé thăm các bạn Ninh Thuận. Để trước là gặp gở trao đổI, sau là cô D phốI hợp vớI bạn N thực hiện một bếp tình thương cung cấp bữa ăn cho các bệnh nhân nghèo. Chúng tôi rờI khách sạn ở Ninh Chữ đến hộI họp vớI các bạn tạI một ngôi chùa trong thị xã Ninh Thuận. Chùa Tịnh Độ thuộc phái Ni, rất khang trang rộng rãi, có phòng ngủ riêng cho tu sinh. Ni Sư chủ chùa sau khi ra chào đón chúng tôi, Cô nhắc nhở mọI ngườI lên chánh điện lễ Phật. Cứ mỗI lần phải ghé chùa vì một lý do bất khả kháng nào đó, tôi rất lúng túng khi phảI vào chánh điện để lễ phật. VớI tôi những bức tượng đó chỉ là ximăng cốt sắt, ngoài ra không đánh động tâm thức tôi một rung động vi tế nào. Mặc dù tôi đã nghe rất nhiều lờI phân giảI ngụ ý. Và bao phen đã tự mình răn đe mình đừng làm khác thiên hạ nhưng rồI cái tự nhiên vẫn thắng. Có đôi lần không né được, tôi quỳ mà tâm lẫm nhẫm những câu nếu Ông Phật nghe được chắc chắn không sao, vì Phật là vị đã chứng ngộ, nhưng mấy ông thần ông thánh giữ chùa mà nghe được thế nào cũng có chuyện. Đó là kể về những biểu tượng, còn vớI những vị cao tăng, tôi chỉ có thể chấp hai tay cung kính gật đầu chứ không thể quỳ mọp cúi sát như những phật tữ. Trong khi các bạn rủ nhau lên lạy Phật ở chánh điện, tôi đi vòng ra phía sau chùa tham quan cây cỏ. Việt Nam là xứ nóng nên chỉ trồng được nhiều nhất là hoa sống đờI đủ màu. Hoa hồng thì tí xíu như em bé mớI sanh. PhảI nói là đường trường xa mõi mệt, khí hậu nóng bức mà muốn tìm một quang cảnh xanh mướt mắt nhìn thật chẳng có.

Chúng tôi ngồI xoay vòng quanh một cái bàn hình bầu dục lớn. Các bác lớn tuổi đã có mặt chỉ còn thiếu Bác Sĩ N. Anh đang bận một cuộc họp quan trọng trong ngành nên đã đến sau. Chúng tôi nhờ các bạn đặt dùm buổI cơm trưa do chùa đãm trách. Bạn đạo Ninh Thuận không mấy khi hộI họp sinh hoạt như các nơi nên những dịp như thế này phảI nhờ phương tiện của chùa. BuổI sinh hoạt hôm đó phần lớn các bạn đã trao đổI những vấn đề trở ngạI khi hành pháp.

Có thể tóm tắt như sau. Con gái của anh Ng T hỏI, tạI sao thở chiếu minh lạI bị tức ngực. Các bạn thay nhau hỏI cô bé dồn dập: Thở mạnh lắm phảI không? Hay là thở nhanh quá? Cô lắc đầu. Cái gì cũng không phải. Tôi ôn lạI cách thở chiếu minh mà Ông Tám đã dạy trong một cuốn băng. Thở chiếu minh hít hơi vào phình bụng ra, thở ra bằng mũi. Cách thở này thật mớI mẻ vớI một ngườI bình thường chưa hề tập bất cứ một phương pháp nào. Càng đi ngược vớI cách tập thể dục thể thao. Rất nhiều ngườI vướng trở ngạI là không làm sao đưa hơi xuống bụng được. Ông Tám dạy phảI để một cái gốI ngang bụng chổ rún làm chuẫn rồI thở. Một ngày không được thì hai ngày, ba ngày, đừng nôn nóng, từ từ sẽ được. Hãy thả lỏng cơ thể, đừng chèn ép, để tự nhiên nó vận hành. Cố ý ép nó phảI xuống bụng mà nó không xuống được, phản hồI lạI nó chặn ngang ngực nên nghe tức ngực là vậy. Cô S nhỏ trong đoàn đã tình nguyện chỉ thở cho cô bé. Sau 15 phút tập thở ở phòng riêng trở ra, mặt cô hồng hào. Ánh mắt tươi vui nét lo lắng đã biến mất. Cô cườI thật tươi, lắp bắp nói cám ơn tất cả.

Đấy là phần cô em, còn cô chị ngồi công phu bị xoay vòng, đảo liên hồI như bị nhập xác. Có bạn trả lờI có thể là do chơi bùa nên bị phản hồI khó tu. Chuyện này chắc chắn là không có. Anh Bảy Đ, thầy châm cứu cho biết vì hành pháp không đúng. Khi thở pháp luân phảI khép răng, khép hậu môn, bít một vòng nhâm đốc. Soi hồn không được gồng vai. PhảI niệm Quan Thế Âm Bồ Tát để cầu xin cứu giúp, bế hết các kinh mạch. NgồI lưng phảI thật thẳng, thư giản tay chân, công phu phảI thoảI mái là đúng. Anh chia sẻ nhiều kinh nghiệm hành pháp nhưng ở đây tôi chỉ lọc lạI một vài ý chánh. Các bạn nào muốn tìm hiểu thêm có thể liên lạc sau vớI anh. Ý kiến của anh cũng là kinh nghiệm riêng có lẽ đã giúp anh đạt nhiều kết quả. Nhưng theo các bạn, có một điều khó hiểu là làm sao để có thể bít một vòng nhâm đốc, rồI lạI thêm bế hết các kinh mạch?? RồI lạI khép hậu môn, khép răng, nhiều thứ quá. Nhiều năm hành pháp như tôi mà còn không hiểu, cô này chỉ mớI tập tểnh làm sao hiểu. Những danh từ như mạch nhâm, mạch đốc diển tã những đường kinh mạch trong thân thể không phảI ai cũng hiểu được. VớI tôi, nếu buộc phảI hiểu thì cũng tạm chấp nhận để cho suông câu chuyện. Nếu anh Bảy nói thấp, đơn giản một chút có lẽ giúp được chúng tôi hơn. Thí dụ như, chỉ cần thiền đúng pháp, soi hồn đừng gồng cứng vai, hai ngón tay cái dễ bị nóng. Thả lõng cơ thể, thở nhẹ nhàng vừa sức, răng kề răng, kinh mạch sẽ tự nhiên vận hành bít một vòng mạch nhâm đốc. Những động tác khép hậu môn, bế hết kinh mạch có phảI là dẫn điển hay không? Thiền tốI kỵ dẫn điển. Ông Tám nói, thiền không được dẫn điển, không được tưởng tượng. NgồI đó mà mơ tưởng thiên đàng thì có ngày sẽ gặp Phật Tiên. Còn sợ địa ngục thì có ngày cũng bị quỹ ma nó kéo. Thiền là tự khai phóng phần điển quang của hành giả, vượt khỏI tâm trí tầm thường của thế nhân để đoạt quả vị thiêng liêng. Thữ hỏI ai có thể giúp được ai mà niệm Quan Âm Bồ Tát. Điều này có phảI là nương nhờ ỷ lạI hay không?

Phần anh T (cũng là thầy châm cứu) lạI nói theo y lý. Có thể cô này bị bịnh cảm hàn huyết ứ, khi thở pháp luân điều hòa được ngũ tạng, đến chổ nghẹt nó run, run như vậy là chữa bịnh, tốt chứ không có hại. Cùng là hai ông thầy châm cứu lạI nói hai ý khác nhau. Hình như mấy ông thầy châm cứu khi tu Vô Vi thường là tu giỏI hơn bạn đạo bình thường. Có phảI vì mấy ông rành về kinh mạch hay đã được đặc biệt ân độ vì chung nghành vớI Ông Tám? Theo tôi trường hợp này đơn giản lắm, cơ thể có thể vì bị cưỡng ép ngồI quá sức mệt mõi nên run. Bớt thờI gian lạI. Hơn nữa thiền là phảI tỉnh táo không được ngủ gục. Đến mức mà nó muốn run thì mình xả. Chỉ khi nào cô này bị mê man đến không biết gì thì khác. Nếu cứ ngồI vô là bị mê man, theo tôi không nên thiền nữa, có hạI chứ không có lợi. Anh Ng T thiền trước hai con rất lâu mà cũng không giúp được hai con. Thật đáng tiếc.

Câu hỏI thứ ba. NgườI tu Vô Vi đến phút lâm chung có nên tổ chức nghi lễ như ngườI đờI hay không? Nếu hộ niệm theo Vô Vi thì phảI sắp xếp như thế nào? Các bạn lôi băng của Thầy ra, có thể tổ chức 5 nam 5 nữ mặc đồ trắng đứng trước đầu hòm niệm phật. Nhưng tìm đâu ra cho đủ 5 nam 5 nữ. Không đủ thì thôi. Đã nói Vô Vi là không, sao lạI quan trọng hình thức. Có hộ niệm hay không chỉ là phô diễn bên ngoài chứ đâu giúp gì được cho ngườI chết.

LạI một câu khác. Có nên đi thăm ngườI bịnh hay không? Câu này các bạn dành nhau nói. PhảI đi thăm chứ, từ bi mà, càng tu càng phảI mở tâm từ bi. Nhưng có bạn lạI đem Ông Thầy ra làm chứng, đi thăm binh mất điển, thậm chí đi chữa bịnh cho ngườI ta cũng bị mất điển nữa (giai thoạI Ông Tư không cho Ông Tám chữa bịnh ở Bịnh Viện Chợ Rẫy). MọI ngườI có quyền phát biểu theo trình độ và cảm nhận cá nhân. Vì đạo là tự nhiên, tự phát, cái gì ta cảm nhận thoãi mái thì cứ làm, không bắt buộc phảI theo ai. Vấn đề này thật tế nhị và uyển chuyễn. Có ngườI nói, chúng ta tu Vô Vi thường đã bị tôn giáo khác phê là tà đạo, giờ lạI đóng cửa nhắm mắt ai chết mặc ai nữa thì coi chừng thiên hạ đã không nói sai. Nhưng vớI kinh nghiệm của riêng tôi, hành thiền một thờI gian, không biết mình mở được cái gì mà khi đến chổ đông ngườI hoặc đám ma, nhà thương, cảm nhận rất rỏ cảm giác nặng ngườI khó thở, chóng mặt chỉ muốn đi ra khỏi. Vậy thì theo tinh thần trung đạo chúng ta có nên góp ý là nếu ngườI bệnh hay ngườI chết là bà con cật ruột thì không thể chốI từ, ngoài ra thì nên khéo léo tìm cách hạn chế đến những chổ như vậy. Thầy cũng có dạy rất rỏ trong một cuốn băng, khi đến nơi nào mà cảm nhận quá khó chịu thì nên rờI ngay.

Anh T (thầy châm cứu) mặt mày nám đen, thần sắc héo hắt, than vì phảI chữa trị quá đông ngườI bịnh một ngày nên cơ thể mệt mõi về nhà không công phu được. Anh thương bịnh nhân mà không biết thương mình. Ít nhiều gì làm nghề chữa bịnh cũng hút bịnh của binh nhân, Các Bác Sĩ phảI rữa tay sát trùng thật kỹ sau khi khám bịnh. Ông Tám có dặn sau khi chữa bịnh về nhà phải ngâm nước muốI, phảI tắm rữa, phảI thở chiếu minh, phảI thiền nhiều hơn một ngườI binh thường. Không biết các ông các bà thầy chữa có thực hành đủ hay không. Còn một điều thật hết sức quan trọng mà anh T đã quên. Thiền là tiếp thêm nguồn năng lượng, nhat1 là các ông thầy chữa, để vừa giúp bịnh nhân, vừa hồI phục năng lượng của chính mình. VớI tôi, ông thầy chữa rất cần thiền sâu, để trái tim mở, tâm từ càng lớn rộng, thì ngay chính tình yêu đó đã chữa khỏI cho bịnh nhân đến 50 phần trăm. Anh T nên về nghe băng Ông Tám nhiều một chút, sẽ nhận ra ngay việc cần thiết phảI làm. Chúc anh mỗI ngày có thêm thờI gian rảnh rỗI để học cách thương yêu.

Anh Bảy Đ ngược lạI say mê tu đến nỗi, chữa bịnh cho bạn đạo thì không lấy tiền, nhưng vớI bịnh nhân anh bắt họ phảI tập hành pháp rồi anh mớI chữa. Chổ này mớI nghe thì rất có lý. Pháp Vô Vi có thể nhờ anh mà phát triển. Chúng sinh Ninh Thuận có thể nhờ anh mà được thoát cảnh vô minh. Nhưng sự thực không phảI vậy. NgườI mang bịnh thể xác đau đớn đến gặp thầy chỉ mong mau lành bịnh, thì giờ đâu mà để ý đến thiền định tu hành. Ngay lúc đó cùng quá họ phảI gật gù ra vẻ tán thưởng để ông thầy hết lòng, tận tâm chữa chạy cho họ. RồI ra thì pháp trả lạI cho thầy đường ai nấy đi. Đạo không thể cưỡng cầu. Pháp càng không thể thông truyền bừa bãi. Ý tốt của anh có thể áp dụng sau khi anh đã chữa lành cho họ. Sức khoẻ đã hồi phục anh có thể lưu ý ngườI bịnh nếu muốn giữ được tình trạng ổn định lâu dài thì nên tập thở, tập thiền. Bất cứ pháp thiền nào quan trọng nhất vẫn là hơi thở, kế đến ăn uống ngủ nghỉ. Đây chỉ nói riêng về sức khoẻ. Còn tâm thức là chuyện không thể chỉ bàn một hai câu mà được. NgườI đi tìm Đạo, Đạo mớI quang minh. Đạo đi tìm ngườI chỉ mang dáng vẽ bên ngoài như sơn đông mãi võ. Ngày xưa Ông Tám chữa bịnh cũng không hề trao đổI với bịnh nhân vấn đề tu thiền. Ông Tám đã chữa bịnh bằng trái tim của một vị Bồ Tát. Hết bịnh đã, chuyện tu hành từ từ tớI sau. Tôi sinh hoạt hộI thiền Sydney đúng 10 năm, chỉ có thêm một cặp vợ chồng là bạn đạo mới. NgườI chồng đi trước đến mấy năm, ngườI vợ chỉ mớI theo nay gần hai năm. RồI ở các tiểu bang của Úc Châu thực trạng cũng y nhau. Nếu không nói là trên toàn thế giới. Bao nhiêu năm nay, bạn đạo mới có thể đếm trên đầu ngón tay. May là có Thiền Ca, đem Đạo vào ĐờI mà còn vắng vẽ như vậy. Có bạn nói, Thiền Ca là gieo hạt giống có thể trăm năm sau hay đời đờI sau con cháu mình sẽ được hưởng lợI lạc. Cũng được đi nhưng đờI sống này quá nhiều đau khổ, pháp không giảI nạn được mà phảI đợI đến đờI sau thì, nghe ra nhiều phần mong manh quá. Vô Vi là mức đến tốI thượng của tất cả các pháp, là không có gì để đạt cũng không có gì để mất. Cắt bỏ tâm trí, dừng ngay dục vọng, phúc lạc hiện hình ngay lập tức. Theo tôi đệ tữ Vô Vi chỉ cần hoàn thiện chính mình, MỗI một ngườI chỉ cần ảnh hưởng 10 ngườI, lờI Ông Tám, bao nhiêu đó là đủ. Thiền là tĩnh táo. Thiền không mê muộI nên ngôn ngữ thiền, một là không thể diển tã, hai là tách bạch quang minh, thực tế sống động, không mờ ám vu vơ.

Bác Ng Đ, 85 tuổI không còn răng khi thiền không thể răng kề răng được, Bác hỏI như vậy thiền có kết quả hay không? Câu trả lờI, thiền là dụng tâm nhiều hơn. Kỹ thuật hành pháp chỉ như tập thể dục thể thao. Tâm thức phảI song hành thiền mớI có kết quả. TuổI trung niên mà đàn bà như chúng tôi còn hơi thở đâu để thở pháp luân huống gì Bác. RồI không thở pháp luân dài được, “thông được”, vậy phảI bỏ thiền à? Cũng giống như nhiều bạn đi làm ca đêm. Khuya về cơ thể đã cạn năng lượng, còn sức đâu để thiền giờ Tý. Như vậy không lẽ không cho những bạn này thiền buổI sáng sau khi đã ngủ no giấc. RồI thiền trật giờ thì không được gọI là đệ tữ Vô Vi. Sao lạI chấp cứng như vậy. Ông Tư khi trình bày pháp đã có lờI nhắn nhủ, các bạn hãy cùng vớI tôi nghiên cứu, tôi không bắt các bạn phảI nhắm mắt tin theo. Thật đúng là ngôn ngữ của Tiên Phật. Trần gian thì luôn luôn ngu xuẫn, mê chấp, ràng buộc, lệ thuộc, làm sao hoà nhập đây.

Bác Sĩ N là thầy chữa Tây Y, còn rất trẻ, nhanh nhẹn và khiêm tốn. Từ đầu giờ anh bận bịu lo bàn thảo vớI cô D Bình Triệu về cái bếp tình thương phát cơm cho bịnh nhân nghèo. Anh chào chúng tôi vớI vài câu đơn sơ, rồI đến phút cuốI lạI cám ơn cũng vài lờI đơn giản. Ngoài ra anh không góp một ý nhỏ nào về những trở ngạI hành pháp của các bạn.

Trong phần phát biểu cám ơn của anh N có câu: Bạn đạo Ninh Thuận hành pháp giảI đảI bê trể, không đúng đắn, mất tinh thần đoàn kết. Tự nhiên, tôi cảm được cái nghĩ của anh này. Đúng là bạn đạo Ninh Thuận không có tinh thần đoàn kết, làm sao có tình tương thân tương trợ. Bằng chứng là hai cô con gái của anh Ng T bị trở ngạI hành pháp. Mà anh Bảy Đ đạt được nhiều chứng nghiệm như vậy lại không giúp dùm hai em. Để đến hôm nay gặp chúng tôi chỉ vài giây phút ngắn ngũi, làm sao có thể đáp ứng được. Đến hôm nay khi tôi viết những dòng này, không biết cô chị ngồI đã không bị run hay giật nữa chưa. Địa phương nào cũng gặp sự khó khăn về phía chính quyền nhưng chúng ta có thể tìm cách uyển chuyển để gặp nhau. Chúng ta tu há chẳng phải trước là đạt an vui, sau là đem an vui chia sẻ cho chúng sinh giống như một cái giếng nước ngọt múc hoài không cạn. Một lần sau không hẹn trước, chúng tôi sẽ đến Ninh Thuận để thăm các bạn. Mong rằng khi đó tôi sẽ nhìn thấy được niềm phúc lạc chan hoà trong ánh mắt và nụ cười.

MỗI ngườI một câu, chúng tôi đã thảo luận sôi nỗI đến sát buổI cơm trưa. Không biết chùa hôm đó nghĩ gì về pháp lý Vô Vi. Mặc ai nghĩ gì, đệ tữ Vô Vi mà. Đã họp thì dù trờI mưa hay trờI bão, sáng đèn hay cúp điện, gì gì cũng phảI nói cho hết ý mớI chịu im. Tu ít nói ít mà tu nhiều thì nói nhiều, tu miệng lạI càng nói dữ dộI, cở nào cũng “hay nói” chứ không phảI “nói hay”. Tôi để ý mỗI lần có dịp tổ chức ĐạI HộI Vô Vi hay Khoá Sống Chung, Ban Tổ Chức thường rất bốI rốI khi phảI chọn MC, ngườI điều khiển chương trình. NgườI ta thì kiếm không ra MC. Vô Vi ngược lạI, MC nhìn đâu cũng có. Chưa nói đến những khả năng nghệ thuật khác. CảI lương, hồ quảng, hát bộ, kịch nói, hề diểu, múa, ca tân nhạc, làm thơ, viết nhạc, soạn kịch, ngâm thơ có đủ không thiếu món nào. RồI bây giờ lạI có thêm đoàn lân của San Diego. Thiền đặc biệt phát triển khả năng sẵn có ở mỗI người.

Trận chiến chưa kết thúc, nhà bếp chùa chưa gỏ kẻng ăn cơm thì tôi nhận được điện thoạI của Chú Ba E. Không biết có chuyện gì quan trọng, tôi vừa alô vừa suy đoán. Té ra Chú Ba vì chữ tín đã trao lờI dùm anh Tư M. Anh cũng hiện diện hôm nay, nãy giờ anh lăng xăng sắp xếp mấy chai rượu nho do tự tay anh làm để tặng bạn đạo như là quà đặc sản của Ninh Thuận. NộI dung anh Tư M và anh Bảy Đ muốn đoàn chúng tôi biết cuộc họp mặt hôm nay là do chính hai anh bỏ công sức ra tổ chức đừng có ai đó ăn cơm hớt ra mặt nhận công quàng xiên. Tôi hứa vớI Chú Ba sẽ cám ơn hai anh đàng hoàng. Đương nhiên là cám ơn mà còn phảI cám ơn tận tình nữa. Nhưng mà không phảI chỉ cám ơn hai anh hay một cá nhân nào. Mà cám ơn Thượng Đế trên hết đã ban cho chúng ta một phước duyên gặp gở. Thứ đến là cám ơn tất cả bạn đạo Ninh Thuận đã chịu ngồI lạI vớI nhau. Sau đến là cám ơn chúng tôi đã cố sắp xếp giờ giấc để ghé lại. Chứ nói thật về đến trạm này thì rả bành tô hết rồI, các bạn chỉ muốn về nhà cho mau chứ không còn muốn họp bạn hay sinh hoạt gì nữa. Cho ăn vàng cũng không thèm đừng nói chi ăn đậu hũ. CuốI cùng còn phảI cám ơn các Ni Sư trong chùa đã bỏ công nấu nướng (đành là lấy tiền chứ không phảI nấu chùa). TộI nghiệp Bác Lẹng bạn đạo Sóc Trăng nói đơn đớt ( ngườI Miên lai Tàu nói tiếng Việt): Từ nào giờ không đi xa và đi lâu như vầy, tôi không mệt nhưng nhớ con vớI nhớ nhà quá, trông về cho mau. Trước khi về anh N đã tặng chúng tôi những món quà mỹ thuật thủ công nghệ do chính anh sáng tác. Và anh Tư M đã khệ nệ đến gần chục chai rượu nho đặc sản Phan Rang do chính tay bà xả anh chế. LạI xin cám ơn thêm những món quà. Tôi chưa bao giờ viết phóng sự mà cám ơn nhiều bằng lần này.

Lên xe tạI Ninh Thuận đúng 12 giờ trưa ngày 29 tháng 3 năm 2008, chúng tôi trực chỉ về lạI Bình Dương. Đúng 7 giờ tốI tôi bước chân vô nhà kết thúc cuộc hành trình xuyên Việt 15 ngày. Mục đích của chuyến đi này là dự khoá sống chung vớI bạn đạo miền Bắc 3 ngày. Nhưng thật ra chúng tôi, 27 ngườI đã dự một cuộc sống chung đến 15 ngày trên một chuyến xe. MỗI một chuyến đi chung hay mỗI khóa học đạo đều nảy sinh ra nhiều điều ngoài dự tính. Vui buồn lẫn lộn. RồI cũng có mâu thuẫn hiềm khích, tự ái, xì xào lờI to tiếng nhỏ. Quan trọng là mỗI ngườI phảI tự xem tất cả như là bài học để rèn tánh. Biết pháp chưa chắc đã hành. Đã hành pháp chưa chắc đã tiến. Đã tiến chưa chắc đã đạt. Vô Vi là ngưỡng cửa đưa hành giả trở về không. Tất cả chỉ là phương tiện. Còn mượn phương tiện là vẫn còn sơ cơ. Có nhiều bạn tu một mình không hề đi sinh hoạt ở thiền đường. Nếu là tự nhiên thì cũng tốt. Nhưng không nên vì hiềm khích hay ghét bỏ một ai mà tự cô lập mình. Trình độ của chúng ta theo tôi phảI cần tu nhóm. NgườI có phương tiện rộng rãi thì dự nhiều cuộc đi, kẽ eo hẹp thì nhóm họp tạI địa phương cũng tốt. Nhưng không vì ham vui hay mong muốn phảI bằng anh bằng chị mà chạy vạy tiền bạc để dự ĐạI HộI hay Sống Chung. Tan ra rồI về lạI nhà phảI lo toan nợ nần thì thật khổ. Đạo không phảI vậy. Thiền lạI càng không phải. NgườI thiền sâu là ngườI đã mấp mé bên bờ thanh tịnh. Việc đờI coi như không. Sống trong đờI nhưng không lệ thuôc đời. Sống vớI Đạo thì an nhiên thảnh thơi thoát khỏI mọI ràng buộc. Tâm thức hoàn toàn tự do. VớI tôi đi sinh hoạt thiền đường là dịp tốt để ngườI yếu có cơ hộI học đạo, kẽ khá hơn có duyên được chia sẻ. Khá hơn một chút nữa thì mượn hoàn cảnh của bạn làm tấm gương soi tâm thức của chính mình, rèn luyện tánh nhẫn tánh hoà. Một nhóm nhỏ vài ba chục ngườI mà không hoà được thì đừng nói chuyện trên mây hay chuyện xuất hồn xuất vía. Đạo ngay trước mắt học còn không xong tìm đâu đạo cho xa. Pháp là phương tiện. Hành pháp nào không quan trọng. Quan trọng là có hiểu rỏ chuyện cần thiết phảI làm hay không. Để đừng suốt đờI cứ chạy theo hết Ông Thầy này đến Ngọc Hoàng Thượng Đế kia. Ngọn nguồn tâm linh lạc mất thì tộI nghiệp lắm.

Bài phóng sự này tôi chỉ viết cho tôi và một vài bạn thân cùng đi chung chuyến xuyên Việt. Thật sự không dám trình làng. Có nhiều điều tôi đã suy nghĩ kỹ vẫn không thể xoá bỏ vẫn phảIviết ra. Tao ngộ vui thoáng qua rồI mất như một ngọn gió. Nhưng tao ngộ buồn thì ẩn nấp kỹ lắm. Chuyến đi này cho tôi nhiều cảm giác xốn xang, buồn nhiều hơn vui. Quê hương, con ngườI, đất nước tôi còn nghèo nàn quá. Nhất là tâm thức. Chính vì quá nghèo nàn nên con ngườI đã không có tình cảm thông, không có tinh thần đùm bọc. Anh tài xế taxi, những ngườI khách trong quán cà phê đêm bên đường liên tỉnh, chị bán hàng thổ sản dọc đường lên Núi Hàm Rồng, thêm những tô nước sôi chế mì mà tôi nhớ đến phảI bật cười. Cái cườI chèn ra nước mắt. Và nhất là bạn đạo Vô Vi ở những nơi mà tôi đã đặt chân. Niềm say mê đạo pháp đã ràng buộc các bạn trong vòng mê chấp, đã tách rời các bạn khỏI thực tế sống động của cuộc đời. PhảI, hành giả vốn cô độc nhưng hân hoan, như giọt nước hoà vào đạI dương, phảI dũng mảnh như sợi nắng vàng không ngại đĩnh băng sơn. Và nhẹ nhàng êm ái như cơn gió mát buổI trưa hè. Hành giả hoá thân vào cuộc đờI, đắm mình vào nhưng không lụy, nương nhẹ bước và tô điểm cho đờI thêm vui. Tôi luôn nhắc nhở mình câu nói của Ông Tám:Vô Vi là trở về không. Vì thế sau khi các bạn đọc bài này cứ coi như không có đọc. Tất cả hãy như một áng mây bay theo gió. Ngọn nguồn tâm linh nằm ở đạI tự nhiên, không thể cưỡng cầu cũng không thể vọng động.

Thoát cái qua rồI cuộc hành trình xuyên Việt, ngắn ngũi y như cuộc đời. Giữa tháng tư, tôi đã xách valy về lạI Úc Châu, sum họp vớI các bạn ở Thiền Đường Bass Hill, Sydney. Năm 2008 đã xếp vào ký ức tôi những kỹ niệm khó quên. Các bạn Vô Vi không hẳn ở VN mà còn ở khắp nơi là những thân tình ấm áp mà tôi may mắn quen được. Cuộc đờI này mỗI ngườI không biết còn dài hay ngắn. Tất cả những lờI nói hay việc làm của tôi đều vì tình thương, sự chân thật, niềm phúc lạc an vui mà đóng góp. Giai đoạn này, tôi xin trả lạI cộI nguồn tất cả những nỗI niềm hoan lạc hay khổ đau. Chúng ta tạm thờI chia tay và sẽ gặp lạI nhau ở một đoạn đời hữu duyên khác. .

NGỌC SƯƠNG

Không có nhận xét nào: